【kết quả bóng đá vilich hôm nay】Chuẩn bị hồ sơ trình Thủ tướng xem xét công bố hết dịch COVID
');this.closest('table').remove();"> |
Việt Nam sẽ xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025. (Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN) |
Từ ngày 14-20/5, cả nước ghi nhận 12.190 ca mắc COVID-19, giảm so với tuần trước đó.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có hơn 11,6 triệu ca mắc; trong đó có 10,6 triệu bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; 43.202 ca tử vong.
Hiện, có 85 bệnh nhân nặng đang được theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế; trong đó có 76 ca thở oxy qua mặt nạ; 4 ca thở oxy dòng cao HFNC; 1 ca thở máy không xâm lấn; 4 ca thở máy xâm lấn.
Chuẩn bị hồ sơ để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B
Ngày 18/5, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Công văn nêu rõ, xét báo cáo số 626/BC-BYT ngày 13/5/2023 của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 về việc chuyển phân loại bệnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và công bố hết dịch đối với dịch COVID-19, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Y tế tại báo cáo nêu trên.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; giao Bộ Y chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức họp Ban Chỉ đạo Quốc gia vào ngày 27/5/2023 để công bố kết thúc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Bộ Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tình hình thực tế dịch tại Việt Nam, xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025, ban hành theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Dù vậy, dịch bệnh vẫn còn đó và virus không tự biến mất, vẫn là một phần trong cuộc sống.
Các quốc gia vẫn cần nâng cao năng lực ứng phó, không được lơ là, mất cảnh giác; Tổ chức Y tế Thế giới vẫn có thể khôi phục tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch COVID-19 bất kể lúc nào nếu tình hình dịch nguy cấp trên thế giới.
Tiếp tục cảnh giác với COVID-19
Theo nhận định của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Việt Nam từ trước đến nay ở mức thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của thế giới là 0,99%.
Đây là một số liệu thể hiện nỗ lực của hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh của Việt Nam trong công tác điều trị COVID-19 suốt 3 năm qua, với việc chuyển đổi rất kịp thời các hình thức từ cách ly tuyệt đối, điều trị 100% tại bệnh viện cho đến triển khai các cơ sở điều trị theo mô hình tháp ba tầng và sau đó là triển khai điều trị, theo dõi, giám sát tại nhà.
Để giảm tử vong do COVID-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tiếp tục cảnh giác với COVID-19, phát hiện sớm các trường hợp bệnh.
Các đơn vị hồi sức, đơn vị chạy thận, đơn vị có bệnh nhân nặng đang điều trị ở bệnh viện phải theo dõi, giám sát chặt chẽ để sớm phát hiện ca bệnh, cách ly ra khỏi khu vực đang điều trị, tránh để lây nhiễm vào các bệnh nhân đang điều trị cùng đơn vị. Bởi, nếu xảy ra lây nhiễm, COVID-19 thường sẽ lây nhiễm sang bệnh nhân có bệnh nền, nguy cơ cao, như vậy tỷ lệ tử vong có thể gia tăng.
Biện pháp tiếp theo là tăng cường năng lực cho hồi sức cấp cứu. Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) tiếp tục cập nhật kế hoạch, huy động sự hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức quốc tế để đào tạo, huấn luyện về hồi sức cấp cứu đối với điều trị COVID-19, đặc biệt là vấn đề thở máy, hệ thống oxy cho các cơ sở y tế; chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục theo dõi, giám sát, tăng cường hội chẩn với tuyến trên khi điều trị ca bệnh nặng, đảm bảo có sự liên thông chặt chẽ giữa các tuyến, chỉ chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết và có sự liên hệ trước để có thể chủ động điều trị ca bệnh nặng, mang đến hiệu quả cao nhất; hạn chế chuyển tuyến trong trường hợp số ca bệnh tăng cao.
Các cơ sở y tế cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm để hạn chế dịch bệnh lây lan trong bệnh viện.
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh nghiêm túc thực hiện cách ly ca bệnh COVID-19, áp dụng mang khẩu trang ở tất cả các khu vực lâm sàng, khu vực có người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối việc mang khẩu trang theo quy định.
Đặc biệt, các cơ sở y tế chú trọng bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao; trong trường hợp đến khám có dấu hiệu, triệu chứng của COVID-19 phải tiến hành xét nghiệm bằng cả PCR và test nhanh để chẩn đoán sớm, cách ly ngay.
Các đơn vị theo dõi, đánh giá các ca lâm sàng COVID-19 phải nhập viện, một số trường hợp phải gửi xét nghiệm, giải trình tự gene để phát hiện sớm biến thể mới của virus.
Đặc biệt, các bệnh viện phải hết sức chú ý đến trường hợp người bệnh nặng, tử vong để có xét nghiệm giải trình tự gene, phát hiện sớm biến thể.
Các cơ sở y tế hết sức lưu ý những trường hợp không mắc bệnh nền mắc COVID-19 có dấu hiệu nặng, vì đây là những trường hợp đáng lo ngại, cần giám sát chặt chẽ để có thể phát hiện sớm biến chủng gây gia tăng tình trạng nặng, như trước đây là chủng Delta.
Theo các chuyên gia, hiện các ca mắc COVID-19 là người cao tuổi không xác định chính xác nguồn lây. Tuy nhiên, khả năng cao là người bệnh có thể tiếp xúc với mầm bệnh từ các thành viên trong gia đình.
Các thành viên gia đình có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh lúc đi làm, đi học, nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chỉ nghĩ là cảm, sốt, sổ mũi thông thường; đồng thời đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc từng mắc bệnh nên cơ thể có kháng thể cao, nhiễm bệnh nhưng thể bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng và lây tiếp sang nhóm dễ biến chứng trong gia đình.
Để bảo vệ người có bệnh nền, cao tuổi, cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tuân thủ khuyến cáo 2K của Bộ Y tế và tiêm vaccine đủ mũi, đúng lịch. Khi có triệu chứng hô hấp (sốt, ho, sổ mũi...) nên test nhanh để tầm soát và biết tự cách ly với mọi người, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.
-
Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đềThúc đẩy phê chuẩn sớm hai hiệp định thương mại Việt Nam – EUTướng Mỹ: Ông Tập đã bội hứa về quân sự hóa Biển ĐôngThủ tướng làm việc với lãnh đạo TP.HCM: Áo đã quá chật, phải tìm cách đột pháTrưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCMGìn giữ nghề đan võng truyền thốngĐường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông: Sẽ đấu thầu toàn bộXóa bỏ bạo lực giới và kỳ thị với người có HIVMicrosoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minhLãnh đạo cấp cao VN
下一篇:Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Mỹ cam kết đàm phán với Iran ?
- ·Ông Đinh La Thăng làm Phó ban Kinh tế Trung ương
- ·Bổ nhiệm nhân sự một số bộ ngành, địa phương
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Ấn Độ
- ·Kỳ họp thứ 7: Linh hoạt, nghiêm túc, trách nhiệm và đổi mới sáng tạo
- ·Thành phố Hồ Chí Minh và địa phương của Hàn Quốc ký kết hợp tác
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6
- ·Cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài lĩnh án 8 năm tù
- ·Không để các hợp tác xã tồn tại hình thức
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Thủ tướng gỡ vướng cho An Giang trong phát triển du lịch
- ·Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm, làm việc ở Cộng hòa Dominicana
- ·Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Luân chuyển cán bộ trước Đại hội: Đã không còn hiện tượng “tráng men”?
- ·Điều động, bổ nhiệm nhân sự một số cơ quan Trung ương
- ·Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khai trương Trung tâm Khám chữa bệnh từ xa
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Chiến sự Syria nóng trở lại
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
- ·Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Thứ trưởng Quốc phòng: Đã ngưng xây dựng trong sân golf Tân Sơn Nhất
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Ngành Tài chính quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ Tài chính
- ·Loạt sáng kiến được công nhận ở Lào Cai: Có phải chỉ để theo phong trào?
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp 3 đại sứ tới thăm và làm việc với Bộ Tài chính
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
- ·Cá nhân có thể bị phạt 1 tỷ đồng nếu vi phạm nguồn lợi thủy sản
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Anh có dừng tiến trình Brexit ?