Những năm qua,ệuquảtừcngtchagiảitạket quabongda ngành tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua trong hòa giải các vụ việc dân sự và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Một buổi hòa giải tại TAND huyện Châu Thành.
Hòa giải trước khi xét xử nhằm giúp các đương sự tự thỏa thuận với nhau để từ đó có thể hạn chế được những rạn nứt, sứt mẻ tình cảm, tạo điều kiện gắn kết tình cảm xóm giềng, cộng đồng dân cư.
TAND thị xã Long Mỹ là đơn vị có sáng kiến về công tác hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân - gia đình mang lại hiệu quả cao. Năm 2016, TAND thị xã Long Mỹ đã hòa giải thành 206 vụ trên tổng số 359 vụ việc dân sự, hôn nhân - gia đình, thương mại… Để đạt được kết quả trên, tòa chú trọng phối hợp với đơn vị liên quan trong việc tăng cường công tác hòa giải ngoài trụ sở.
Bà Trần Thanh Ngân, Chánh án TAND thị xã Long Mỹ, cho biết: TAND thị xã đã xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể và ký kết với UBND các xã, phường trên địa bàn để tổ chức các phiên hòa giải. Cụ thể, tòa đã rà soát các vụ việc mà cấp xã đang thụ lý, sau đó lựa chọn những vụ phù hợp để tiến hành hòa giải tại địa phương; đối với những vụ việc phức tạp thì UBND các xã, phường có thể gửi thông báo đề nghị tòa và Phòng Tư pháp thị xã kết hợp trực tiếp xuống hòa giải.
Thực hiện sáng kiến trên, năm 2016, TAND thị xã Long Mỹ hòa giải thành 87 vụ việc ngoài trụ sở, trong đó có nhiều vụ tranh chấp đất đai nhưng thẩm phán được phân công thụ lý, giải quyết, hòa giải thành và trực tiếp chứng kiến thỏa thuận cắm mốc ranh giới giữa các bên đương sự. Ngoài ra, thực hiện quy định mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự, năm qua, Hội đồng xét xử TAND thị xã Long Mỹ đã ban hành 15 quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ngay tại phiên tòa và tạm dừng 2 phiên tòa để các đương sự tự thỏa thuận giải quyết vụ việc.
TAND huyện Châu Thành cũng là một trong những đơn vị đạt tỷ lệ cao trong công tác hòa giải nhiều năm qua. Năm 2016, số án thụ lý giải quyết của đơn vị khá cao với 585 vụ, trong đó có 543 vụ là tranh chấp dân sự, hôn nhân, thương mại... Tuy nhiên, kết thúc năm đã hòa giải thành 330 vụ, đạt tỷ lệ 60,8%.
Ông Lương Phước Đại, Chánh án TAND huyện Châu Thành, nói: Để có thể đạt kết quả hòa giải thành cao đòi hỏi thẩm phán phải nắm rõ nội dung vụ án, nắm chắc các quy định của pháp luật và tìm ra được mấu chốt của việc phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn giữa các đương sự. Trong quá trình hòa giải, cũng cần nắm bắt cơ bản về tâm lý, nhân thân, nghề nghiệp của đương sự để từ đó có phương án tiếp xúc khi hòa giải nhằm đạt hiệu quả cao. Ví dụ như khi hòa giải tranh chấp giữa nông dân thì việc phân tích, giải thích, động viên sẽ khác hơn việc hòa giải giữa hai cán bộ, công chức…
“Đối với đương sự là cán bộ, đảng viên thì thẩm phán nên phân tích để họ phát huy tính tiên phong, gương mẫu nhằm đi đến tự thỏa thuận, hòa giải. Đối với tranh chấp liên quan đến gia đình, dòng tộc thì có thể phân tích yếu tố tình cảm, ruột thịt, truyền thống ông bà. Còn tranh chấp ranh đất thì nên khuyên nhủ họ thỏa thuận để con cháu sau này không còn mâu thuẫn… Nếu tận dụng được những yếu tố như thế thì công tác hòa giải sẽ đạt được hiệu quả cao”, ông Đại chia sẻ thêm.
Qua nhiều sáng kiến và giải pháp trong công tác hòa giải tại các đơn vị, năm 2016, TAND hai cấp trong tỉnh đã hòa giải thành trên 2.100 vụ việc, qua đó góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành. Ông Phạm Hồng Phong, Chánh án TAND tỉnh, cho biết: Nhiều đơn vị có sáng kiến, giải pháp hay trong công tác hòa giải đã đóng góp vào tỷ lệ hòa giải thành năm 2016 với kết quả cao. Đây cũng chính là sự nỗ lực, cố gắng của cả tập thể đội ngũ cán bộ, công chức ngành đối với nhiệm vụ được giao.
Có thế thấy, qua mỗi vụ việc hòa giải thành tại tòa đã giúp các đương sự hạn chế được những tốn kém về chi phí và thời gian, giữ gìn được tình làng, nghĩa xóm, tình cảm gia đình. Qua đó cũng giúp người dân có thêm niềm tin vào pháp luật, lẽ công bằng và những người nắm giữ cán cân công lý sẽ thể hiện được bản lĩnh, sự tận tâm của mình trong việc phục vụ nhân dân.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO