发布时间:2025-01-10 15:48:45 来源:88Point 作者:La liga
Cuộc đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Thung lũng Galwan xảy ra cách Pakistan hàng trăm km,ýdoPakistantrởthànhmộtyếutốtrongxungđộtbiêngiớphân tích bóng đá hôm nay nhưng các lợi ích chiến lược bao gồm cả Islamabad thì không hề xa. Đối với Bắc Kinh, các lợi ích này dường như còn nhiều hơn cả đường phân chia lãnh thổ trên dãy Himalaya.
Theo các nhà quan sát, “động lực” chính của cuộc đụng độ biên giới Trung-Ấn giữa tháng 6/2020 không hẳn chỉ là là vì đường phân chia giữa 2 nước. Ảnh: Financial Express |
Khi binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc bắt đụng độ ở thung lũng Galwan đầu tháng này, nhiều người cho rằng, đó chỉ là một trong số nhiều sự việc tương tự liên quan tới đường biên giới vốn không được phân định rõ ràng giữa 2 nước.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ về vấn đề biên giới bắt nguồn từ hàng chục năm trước và đã từng bùng phát thành chiến tranh năm 1962.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nói rằng, lần này “động cơ” chính của cuộc đụng độ không hẳn chỉ là đường ranh giới phân chia giữa 2 nước mà là vì các lợi ích chiến lược rộng lớn hơn bao gồm cả nước thứ 3: Pakistan.
Chất xúc tác Kashmir
Cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan chỉ cách vài trăm km so với Đường kiểm soát phân chia vùng lãnh thổ Azad Kashmir và Gilgit-Baltistan do Pakistan kiểm soát với Jammu and Kashmir và Ladakh do Ấn Độ kiểm soát, tất cả đều nằm trong khu vực rộng lớn hơn được gọi là Kashmir.
Cả 2 bên đều tuyên bố chủ quyền đối với Kashmir kể từ năm 1947 khi Ấn Độ do thực dân Anh cai trị phân chia thành Pakistan và Ấn Độ ngày nay.
Tuy nhiên, tháng 8/2019, chính phủ Ấn Độ hủy bỏ quy chế đặc biệt trong Hiến pháp nước quy định về quyền tự trị của Jammu và Kashmir, thay vào đó, đặt khu vực này dưới sự quản lý trực tiếp của New Delhi.
Ảnh: Ya Libna |
Về mặt lịch sử, cái tên “Kashmir” cũng bao gồm cả khu vực có tên là Aksai Chin, một phần của khu vực tự trị Tân Cương và Tây Tạng của Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc giận dữ với quyết định của Ấn Độ về việc hủy bỏ quy chế tự trị đối Jammu và Kashmir vì điều này khẳng định quyền chính thức của Ấn Độ đối với toàn bộ khu vực tranh chấp.
Sumit Ganguly, một giáo sự về khoa học chính trị tại Đại học Indiana ở Mỹ cho rằng, việc để Jammu và Kashmir nằm trong quyền quản lý trực tiếp của chính quyền Ấn Độ khiến Trung Quốc yếu thế hơn về tính pháp lý đối với Aksai Chin.
Lợi ích của Trung Quốc ở Pakistan
Ngoài “chất xúc tác” Kashmir, một yếu tố khác liên quan đến xung đột biên giới giữa Trung Quốc - Ấn Độ chính là nước láng giềng Pakistan.
Phần ở Kashmir do Pakistan kiểm soát là một yếu tố chính trong Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), một loạt các dự án cơ sở hạ tầng ở Pakistan do các ngân hàng Trung Quốc cung cấp khoản vay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gọi CPEC là “dự án trọng điểm” của Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Ấn Độ cũng từng lên tiếng bày tỏ quan điểm của nước này về CPEC, khi Thủ tướng Modi sử dụng các cuộc gặp song phương tại các diễn đàn như G20 và các chuyến thăm cấp nhà nước chính thức tới Trung Quốc để nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, việc CPEC bao gồm cả Kashmir là mối đe dọa tới chủ quyền quốc gia của Ấn Độ.
Tuy nhiên, giáo sư Rakisits cho rằng, bảo vệ CPEC là ưu tiên hành đầu đối với Trung Quốc.
“Về lâu dài, ưu thế của Trung Quốc về mặt quân sự ở khu vực Ladakh sẽ khiến nước này dễ dàng bảo vệ các tài sản CPEC ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát nếu Ấn Độ quyết định tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào khu vực này”, ông nói.
Rajesh Rajagopalan, giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi cho rằng, với Pakistan và Trung Quốc nằm ở 2 bên sườn của khu vực Kashmir do Ấn Độ Kiểm soát, New Delhi lâu nay luôn lo ngại về một chiến lược phối hợp giữa 2 nước láng giềng.
“Quân đội Ấn Độ lâu nay lo ngại về trục Trung Quốc-Pakistan và khả năng phải chiến đấu với cuộc chiến 2 mặt trận”, ông Rajagopalan nhấn mạnh.
Pakistan lo ngại bị kéo vào xung đột Trung-Ấn
Pakistan có mối quan hệ gần gũi về ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc cam kết đầu tư 60 tỷ USD vào các dự án ở miền trung Pakistan trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm phát triển các tuyến thương mại trên bộ và trên biển khắp châu Á và xa hơn thế.
Tuy nhiên, Islamabad lo ngại về sự căng thẳng sau vụ đụng độ ngày 15/6 ở khu vực Ladakh, đặc biệt là khả năng bị kéo vào xung đột giữa 2 nước láng giềng.
Cả 3 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân vốn đều có tranh chấp về biên giới ở các khu vực nằm trên dãy Himalaya.
“Mọi thứ đang xấu đi và trở nên rất phức tạp”, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần vừa qua.
Tuần trước, Ấn Độ tuyên bố sẽ trục xuất gần một nửa số nhân viên tại đại sứ quán Pakistan ở New Delhi vì cáo buộc các hoạt động gián điệp.
Theo ông Qureshi đây chỉ là động thái chuyển hướng sự quan tâm của dư luận trong nước của Ấn Độ và cảnh báo Pakistan luôn sẵn sàng hành động nếu cần thiết./.
相关文章
随便看看