Quảng Bình: Thu hút đầu tưtừ đầu năm đạt hơn 4.600 tỷ đồng Đến hết tháng 7/2020,ốcĐồngĐăbảng cá cược bóng đá hôm nay UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 50 dự ánvới tổng mức đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng. | Từ đầu năm đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 50 dự án. |
Riêng trong tháng 7/2020, tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư 22 dự án của nhà đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư 1.606 tỷ đồng. Tính chung 7 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án với tổng mức đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình, nhìn chung, về thu hút đầu tư, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục được đầu tư và triển khai hoạt động theo tiến độ. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự án Trang trại điện gió BT1 và Dự án Trang trại điện gió BT2 thuộc Cụm Trang trại Điện gió B&T, do Công ty CP Điện gió B&T làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến 8.904 tỷ đồng. Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cho biết, thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục riển khai thực hiệntốt kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Tập trung rà soát, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án, qua đó tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư. Hướng dẫn các thủ tục cho nhà đầu tư về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư của tỉnh. Đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công, trong tháng 7/2020, khối lượng vốn đầu tư Nhà nước quản lý ước thực hiện 504,7 tỷ đồng, tăng 5,0% so tháng trước và tăng 40,9% so tháng cùng kỳ năm 2019; 7 tháng đầu năm 2020, khối lược vốn đầu tư Nhà nước quản lý ước thực hiện 2.405,2 tỷ đồng, tăng 18,7% so cùng kỳ. Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 đến hết tháng 7/2020 ước đạt khoảng 43%. Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình, hiện nay các ngành chức năng làm việc, hướng dẫn các Ban QLDA ODA để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân theo kế hoạch đề ra. Tập trung thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu của các Dự án. Đối với các dự án NGO, trong tháng 7/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt, tiếp nhận Dự án Tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng ngừa rủi ro dịch bệnh Covid -19, với tổng kính phí thực hiện là 63.469 USD do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam tài trợ; Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 dự án với tổng kinh phí khoảng 245 tỷ đồng do hai tổ chức Tổ chức Peace Trees Vietnam và Tổ chức Norwegian People’s Aid (NPA – Na uy) tài trợ. Ưu tiên dành vốn cho hai dự án giao thông động lực, đột phá trong 5 năm tới Thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài hơn 2.000 km và hoàn thành sân bay Long Thành giai đoạn 1 là hai dự án động lực của ngành GTVT trong 5 năm tới đây. Khát vọng “làm lớn” và tầm nhìn dài hạn là hai mệnh đề được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng liên tục đề cập trong cuộc làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về định hướng xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong lĩnh vực GTVT được tổ chức vào giữa tuần này. Khơi thông, giải phóng nguồn lực Cuộc họp này có sự tham dự của người đứng đầu 2 bộ cùng toàn bộ các cơ quan tham mưu trọng yếu này được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ động đề xuất với mong muốn là chia sẻ, nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của ngành GTVT trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, để từ đó cùng với Bộ GTVT kiến tạo một bản kế hoạch phát triển phù hợp và hiệu quả trong giai đoạn tới. | Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, để có thể phát triển đột phá trong giai đoạn tới, cần có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược |
“Để có thể phát triển đột phá trong giai đoạn tới, cần có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược. Đây là cơ sở để chúng ta chọn được con đường đi đúng nhất, ngắn nhất để tăng tốc phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định và cho rằng ngành GTVT phải có khát vọng “làm lớn”, trong đó trong 5 năm tới cần lựa chọn và ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư dứt điểm những dự án hạ tầng, có tính đột phá và sức lan tỏa cao cho cả nền kinh tế. Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) vì nhiều lý do, trong đó có việc vốn kế hoạch trung hạn chỉ đáp ứng được khoảng 24% nhu cầu nên nhiều công trình hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ GTVT quản lý dù có nhu cầu nhưng chưa bố trí được vốn để khởi công, nhiều nhiệm vụ ưu tiên chưa thể cân đối, bố trí đủ vốn để triển khai. Tính trong cả giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GTVT chỉ hoàn thành đưa vào khai thác 486 km đường bộ cao tốc, nâng cấp được 600 km quốc lộ, 31 cầu lớn và cầu trung; hoàn thành xây dựng 13 km đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; cải tạo một số tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa cấp bách; một số cầu yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất; vẫn còn tình trạng dàn trải trong việc bố trí vốn… So với Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, nhiều mục tiêu quan trọng liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đã không thể hoàn thành, trong đó hệ thống đường bộ cao tốc tính đến cuối năm 2020 chỉ đạt 1.163 km so với yêu cầu 2.000 km; chưa nối thông đường Hồ Chí Minh; chưa nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam; cảng hàng không Nội Bài chưa thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc… “Ngành GTVT thực sự trăn trở đối với sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án động lực, chưa tạo ra được sự chuyển biến đủ lớn cả về chất và lượng cho bức tranh giao thông cả nước. Kinh nghiệm triển khai trong thời gian qua cho thấy việc xây dựng sớm một kế hoạch phát triển 5 năm sát thực, có tính khả thi cao đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bộ GTVT mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong công tác xây dựng kế hoạch; quan tâm phân bổ nguồn lực và tư vấn giúp ngành GTVT khơi thông nguồn lực ngoài ngân sách”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh. Ưu tiên dự án động lực Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo Bộ GTVT khi xây dựng kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025 là phải xác định rõ dự án tạo ra “đột phá”, thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của vùng, quốc gia; đầu tư có “tầm nhìn” trong mỗi kỳ trung hạn và phải chuẩn bị danh mục cho tầm nhìn dài hạn. | Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bày tỏ, Bộ GTVT thực sự trăn trở đối với việc triển khai các dự án động lực. |
“Trong 5 năm tới, Bộ GTVT dứt khoát dừng việc mở rộng các tuyến Quốc lộ, chỉ nâng cấp mặt đường và hệ thống ATGT để tập trung nguồn lực cho 2 công trình đột phá là nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn tới Cần Thơ với chiều dài khoảng 1.301 km và hoàn thành giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành”, ông Thể thông tin. Hiện tuyến cao tốc Bắc - Nam đã có 535 km đường cao tốc, Bộ GTVT đang triển khai 757 km gồm 11 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Mỹ Thuận - Cần Thơ. Nếu Bộ GTVT đầu tư dứt điểm 647 km đường cao tốc Bắc - Nam trong 5 năm tới cùng một số tuyến cao tốc kết nối tới các trung tâm kinh tế lớn khác (khoảng 814 km) thì đến năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 3.300 km đường cao tốc - cơ bản đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 13 đề ra. Tính toán sơ bộ mà lãnh đạo Vụ Kế hoạch và đầu tư (Bộ GTVT) đưa ra thì tổng nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu cho ngành GTVT trong giai đoạn 2021 - 2025 vào khoảng 358.000 tỷ đồng, gồm 230.000 tỷ đồng vốn trong nước; 70.000 tỷ đồng vốn nước ngoài và 58.000 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách. Điểm thuận lợi để Bộ GTVT tăng tốc trong việc triển khai tuyến cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành là cả hai dự án này đều cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị. Nhiều phân đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông và sân bay Long Thành đã lo xong vốn nên có thể đẩy nhanh tiến độ thi công ngay trong năm đầu tiên của kế hoạch 2021 - 2025. Cũng trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ ưu tiên chuẩn bị đầu tư các công trình đột phá cho kỳ trung hạn 2026 - 2029 gồm Dự án đường sắ tốc độ cao Bắc - Nam với các đoạn ưu tiên là Hà Nội - Vinh và Tp.HCM - Nha Trang); đường sắt kết nối với 2 cảng biển cửa ngõ Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện; đường sắt xuyên Á (Vũng Áng - Cha Lo; Dĩ An - Lộc Ninh); cảng hàng không Long Thành giai đoạn 2 và đường cất cánh số 3, nhà ga hành khách sân bay Nội Bài. Khó khăn đặt ra cho Bộ GTVT là nhu cầu nguồn vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều so với khả năng cân đối nguồn lực nên nếu ưu tiêu nguồn lực để tập trung đầu tư các dự án động lực, đột phá sẽ không còn khả năng cân đối cho các dự án khác. Đánh giá cao sự chủ động của Bộ GTVT trong việc xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cách xây dựng kế hoạch của Bộ GTVT có nhiều đổi mới so với cách làm cổ điển trước đây, thoát khỏi tư duy ăn đong, với những dự án thực sự “ra tấm, ra món”. Ngoài 2 dự án động lực, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT tiếp tục triển khai các dự án kết nối với trung tâm kinh tế, cảng cảng biển, các khu công nghiệp; hệ thống vận tải pha sông biển; cơ cấu lại các phương thức vận tải… Ủng hộ quan điểm cân đối nguồn vốn riêng cho các dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng Bộ GTVT cần ưu tiên hoàn thành sớm trục xương sống cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong 5 năm tới và phải thông luôn đoạn tuyến từ Hữu Nghị Quan đến Cà Mau, chứ không dừng lại ở Cần Thơ. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tuyến đường huyến mạch này sẽ đem giúp cho hơn 60% dân số Việt Nam được hưởng lợi, mang lại động lực kinh tế to lớn. Vì sự phát triển của đất nước không thể chần chừ, trì hoãn thêm. “Ngành GTVT cần phải đặt quyết tâm chính trị, có giải pháp thực hiện bằng được, có kế hoạch dự phòng khi việc kêu gọi vốn PPP cho 5 dự án cao tốc Bắc - Nam có thể không thành công. Bộ Kế hoạch đầu tư sẽ đồng hành, phối hợp chặt chẽ với ngành GTVT cho mục tiêu sớm thông xe toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam ”, Bộ trưởng Dũng cho biết. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công trong 5 năm tới dự báo là rất khó khăn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng mục tiêu huy động 58.000 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách mà Bộ GTVT đặt ra trong 5 năm tới là thấp so với cả năng lực huy động và nhu cầu. “Bộ GTVT cần tận dụng những cơ chế mới mà Luật PPP cho phép, trong đó mấu chốt là phải tập trung chuẩn bị dự án thật tốt, có cơ chế để nhà đầu tư an tâm đầu tư; các ngân hàngnhìn thấy lợi nhuận. Nếu không làm tốt việc huy động vốn xã hội thì rất khó đạt được các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 13 ”, Bộ trưởng Dũng khuyến nghị. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư ủng hộ quan điểm bố trí vốn đầu tư công để thanh toán kinh phí đã thực hiện đối với các dự án BOT không thể thu phí hoặc đã phải dừng thực hiện. Đối với việc xây dựng tuyến đường ven biển, Bộ Kế hoạch và đầu tư mong muốn nhận được sự ủng hộ của Bộ GTVT về quy hoạch, chủ trương. Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ lo vốn và cùng với các địa phương sớm nối thông tuyến đường ven biển nhằm mở ra một không gian phát triển lớn cho cả nước. Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, về cơ bản cả hai Bộ đều có chung quan điểm và hướng tiếp cận trong định hướng xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong lĩnh vực GTVT. Đây là cơ sở quan trọng để Bộ GTVT một kế hoạch phát triển trong 5 năm tới táo bạo, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu “giao thông đi trước một bước”, tạo động lực cho nền kinh tế sớm cất cánh. Khánh Hòa: Thu hồi dự án Nha Trang Sao lấn vịnh, chậm tiến độ, chủ đầu tư bất hợp tác UBND tỉnh Khánh Hòa kiên quyết thu hồi dự án Nha Trang Sao để giao đất cho TP Nha Trang làm dịch vụ nghệ thuật và công viên giải trí phục vụ cộng đồng. Theo đó, dự án Công viên Văn hóa Giải trí Thể thao Nha Trang (Nha Trang Sao) nằm bên vịnh Nha Trang, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 3/2012 cho Công ty CP Nha Trang Sao. Dự án có diện tích hơn 10ha với vốn đầu tư 33 triệu USD, được khởi công xây dựng vào năm 2014. | Mặc dù tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thu hồi đất đối với dự án nhưng chủ đầu tư vẫn không hợp tác, bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan chức năng. |
Chủ đầu tư dự án đã tự ý lấn, lấp trái phép gần 2,3ha danh thắng vịnh Nha Trang. Dự án này còn chậm tiến độ; chậm hoàn thành hồ sơ phương án kiến trúc quy hoạch được gia hạn… và bị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi. Nhưng trong quá trình thi công, chủ đầu tư dự án đã tự ý lấn, lấp trái phép gần 2,3ha danh thắng vịnh Nha Trang. Dự án này còn chậm tiến độ; chậm hoàn thành hồ sơ phương án kiến trúc quy hoạch được gia hạn… Vì thế, UBND tỉnh Khánh Hòa và các Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã nhiều lần ra quyết định xử phạt hành chính, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ phương án kiến trúc và đẩy nhanh tiến độ dự án. Tuy nhiên, trong nhiều năm dự án vẫn là bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm và trở thành điểm đen về tệ nạn xã hội trên địa bàn. Ngày 19/1/2018, Sở KH&ĐT Khánh Hòa ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án Nha Trang Sao. Ngày 18/1/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định thu hồi đất do Công ty CP Nha Trang Sao đang sử dụng tại đường Phạm Văn Đồng và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý. Thế nhưng, đến nay, theo Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa, đã quá 24 tháng kể từ ngày dự án Công viên Văn hóa Giải trí Thể thao Nha Trang (phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang) bị chấm dứt hoạt động theo quyết định ngày 18/1/2018. Do đó, Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa thông báo cho Công ty Cổ phần Nha Trang Sao đến hết ngày 15/8/2020, phải liên hệ UBND TP Nha Trang, để bàn giao mặt bằng; đồng thời liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai Khánh Hòa để nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước đó, hồi tháng 6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, TT&TT cùng UBND TP Nha Trang thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi đất dự án Nha Trang Sao. Đồng thời, làm việc với chủ đầu tư dự án này là Công ty CP Nha Trang Sao để xem xét, giải quyết hậu quả pháp lý khi tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất dự án theo quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng trên phải báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trước ngày 30/6. Thế nhưng, đến nay các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thu hồi được đất dự án Nha Trang Sao. Mới đây, UBND TP Nha Trang lại có công văn tiếp tục yêu cầu Công ty CP Nha Trang Sao bàn giao mặt bằng, nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án công viên văn hóa giải trí thể thao Nha Trang Sao trước ngày 15/8. Đây là dự án lấp lấn biển trái phép gây nhiều tai tiếng kéo dài ở Khánh Hòa. Quá thời gian quy định nêu trên, Công ty Cổ phần Nha Trang Sao không phối hợp với UBND TP Nha Trang để bàn giao mặt bằng và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì UBND TP Nha Trang sẽ tiến hành thực hiện việc cưỡng chế. Đồng thời, Văn phòng đăng ký đất đai Khánh Hòa sẽ tiến hành hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Liên quan đến dự án Nha Trang Sao, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết, sau khi thu hồi dự án Nha Trang Sao sẽ giao 2,3ha đất lấn biển cho UBND TP Nha Trang để làm công viên bờ biển, xây dựng Trung tâm biểu diễn nghệ thuật và lúc đó sẽ có một nhà hát bên bờ biển. Thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ có văn bản gửi Bộ VHTT-DL tham vấn chủ trương này. Quảng Ninh thần tốc giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm Tạo mặt bằng sạch là yếu tố then chốt giúp Quảng Ninh thần tốc hoàn thành những đại dự án ngàn tỷ đồng như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hải Phòng-Hạ Long, Hạ Long-Vân Đồn... Nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ Từ năm 2012 trở lại đây, Quảng Ninh đã thu hút đầu tư và triển khai nhiều dự án, trong đó có không ít dự án trọng điểm, động lực. Để các dự án về đích nhanh chóng theo đúng tiến độ, sớm phát huy hiệu quả, thì mấu chốt là phải có mặt bằng sạch phục vụ thi công. Do vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn được Quảng Ninh quyết liệt chỉ đạo triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. | Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thường xuyên có mặt tại công trường để kiểm tra tiến độ Dự án Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Ảnh: T.Chung |
Những đại dự án thường có số lượng hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng, cần phải di dời rất lớn, nên công tác GPMB luôn gặp nhiều thách thức. Có thể kể đến các dự án ở Khu kinh tế Vân Đồn mà trọng tâm là Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn). Để triển khai Dự án Cảng hàng không và các dự án liên quan phục vụ việc khai thác vận hành sân bay, phải thu hồi 284,6 ha đất, ảnh hưởng tới 535 hộ dân, đồng thời phải di dời ra khỏi vùng dự án 493 ngôi mộ. Đây chính là thách thức lớn đối với huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh trong công tác GPMB, đặc biệt là phải thực hiện trong thời gian chỉ chưa đầy 3 tháng. Để sớm hoàn thành công tác GPMB và khởi công dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của địa phương trong việc mở rộng giao thương quốc tế, ngày 9/1/2015, UBND tỉnh Quảng Ninh đã Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch Quang Trung để thực hiện GPMB cho Dự án. Ban Chỉ đạo Chiến dịch Quang Trung do ông Nguyễn Văn Thành, khi đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban đã huy động đến 20 cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng tham gia. Với phương châm “nằm vùng, ba cùng tại chỗ với cơ sở”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của người dân, kịp thời giải đáp thắc mắc…, các tổ công tác của Ban chỉ đạo đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ phía người dân. Kết quả, chỉ chưa đầy 2 tháng, khối lượng công việc lớn đã được hoàn thành. Cơ quan chức năng không phải tổ chức cưỡng chế một trường hợp nào. Kỷ lục nối tiếp kỷ lục Từ kinh nghiệm chỉ đạo tại Chiến dịch Quang Trung, Quảng Ninh tiếp tục lập kỷ lục mới với Chiến dịch 30 ngày đêm hoàn thành GPMB Dự án Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau điều chỉnh. Bằng chiến dịch này, Quảng Ninh chỉ cần đến 15 ngày đã nhận được sự ủng hộ của cả 1.168 hộ dân tại các địa phương: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh quy mô Dự án và tự nguyện ký biên bản bàn giao mặt bằng. Chiến dịch 30 ngày đêm đã về đích trước 50% thời gian so với kế hoạch, xác lập kỷ lục chưa từng có về tốc độ GPMB của Quảng Ninh. Trong quá trình thực hiện, thông tin về Dự án và chính sách bồi thường GPMB đều được tổ chức thông báo công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hoá thôn/khu, nơi triển khai Dự án. Bên cạnh đó, các địa phương còn thành lập tổ công tác kiểm đếm, tổ công tác dân vận kiên trì xuống tận nhà để giải thích cho người dân hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của Dự án đối với sự phát triển của địa phương và chính gia đình họ. Nếu không thực hiện những giải pháp đồng bộ như vậy, chắc chắn, sẽ không có những điển hình như hộ gia đình cựu chiến binh Trần Văn Thành (thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà) chủ động bàn giao toàn bộ diện tích trên 3.000 m2 cùng căn nhà mới xây cho đơn vị thi công. Dù triển khai dưới hình thức thực hiện một chiến dịch tập trung, hay do các địa phương chủ động thực hiện, theo ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, yếu tố tiên quyết chính là phải tạo dựng được niềm tin trong lòng dân. Muốn làm được điều đó, yếu tố công khai, minh bạch khi thực hiện công tác dân vận phải luôn được đặt lên hàng đầu, phải chứng minh cho dân thấy bằng chính hiệu quả của những dự án đã được tỉnh triển khai. Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái: Điều chỉnh quy mô, phân kỳ để hỗ trợ nhà đầu tư Nhằm đảm bảo nguồn lực để sớm hoàn thành dự án trọng điểm, tỉnh Quảng Ninh đã quyết định điều chỉnh quy mô, phân chia hợp phần thực hiện Dự án Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. | Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có quy mô 4 làn xe, và vận tốc thiết kế được điều chỉnh tăng lên 120km/h. Ảnh: Đỗ Phương |
Đề xuất tách thành 2 dự án để đảm bảo tiến độ Dự án Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái Đây là đoạn cuối cùng của toàn tuyến cao tốc kết nối các tỉnh, thành phố hạt nhân trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc bộ, gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tổng chiều dài tuyến đường 80,23 km, quy mô đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h, đi qua các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và TP. Móng Cái. Ban đầu, Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT, tổng vốn đầu tư trên 11.195 tỷ đồng. Chính thức khởi công đầu tháng 4/2019, đến tháng 7/2019, công tác giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến đã cơ bản hoàn thành và bàn giao cho nhà đầu tư triển khai. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, Covid-19 gây ra nhiều tác động, ảnh hưởng tới khả năng tài chính của chủ đầu tư Dự án Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái cũng như khả năng hoàn thành toàn bộ Dự án theo đúng tiến độ ban đầu. Trong khi đó, Quảng Ninh xác định, đây là công trình trọng điểm góp phần thúc đẩy tăng cường kết nối giao thương, tạo tiền đề để khu vực miền Đông của tỉnh có điều kiện bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm đảm bảo tiến độ của công trình đặc biệt ý nghĩa này, đầu tháng 5/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh Dự án BOT Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hướng tách thành 2 dự án độc lập. Cụ thể, điều chỉnh giảm quy mô Dự án BOT Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 80,23 km thành Dự án Đường cao tốc Tiên Yên - Móng Cái với chiều dài 63,26 km, tổng mức đầu tư 9.032 tỷ đồng. Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Long Vân - Công ty cổ phần Mặt trời Vân Đồn - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành vẫn là chủ đầu tư (pháp nhân mới được thành lập để thực hiện dự án điều chỉnh là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Vân Đồn). Đối với đoạn tuyến còn lại, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ lập thành Dự án Xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên, dài 16,08 km, tổng mức đầu tư 3.667 tỷ đồng, được thực hiện bằng hình thức đầu tư công. Hoàn thành đồng bộ công trình vào cuối năm 2021 Theo Thông báo số 197/TB- VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh hôm 24/5, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc tách Dự án Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức BOT thành 2 dự án như đề xuất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh. Tại Kỳ họp thứ 18 diễn ra đầu tháng 7/2020, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 265, thông qua chủ trương đầu tư công đối với Dự án Xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên. Dự án có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h, tổng mức đầu tư 3.667 tỷ đồng bằng vốn ngân sách tỉnh, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Đối với 63,26 km cao tốc đoạn Tiên Yên - Móng Cái, tiếp tục triển khai đầu tư theo hình thức PPP và hợp đồng BOT, nâng vận tốc thiết kế từ 100 km/giờ lên 120 km/giờ. Đại diện chủ đầu tư Dự án cho biết, đến nay, nhà thầuđã chia thành 14 gói thầu (7 gói thầu đường, 7 gói thầu cầu), thi công dọn dẹp mặt bằng, bóc hữu cơ đạt 42,54 km (67%); đắp nền đường K95 đạt 6,09 km (9,5%); thi công đường công vụ (cầu Dân Tiến thuộc gói XL-B6; cầu Vân Tiên thuộc gói thầu XL-B2); thi công 2/14 cọc khoan nhồi, mố M2 cầu Vân Tiên; 32/32 cọc của mố M1+M2 và trụ T1 thuộc cầu vượt quốc lộ. Đối với đoạn Vân Đồn - Tiên Yên, chủ đầu tư (Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông) đã lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu tư vấn; thẩm định phê duyệt, hoàn chỉnh hồ sơ trong tháng 10/2020 và tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp Dự án, hoàn thành đồng bộ công trình vào cuối năm 2021. Dấu ấn đầu tư Singapore vào bất động sảncông nghiệp Với tác động của các hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển dòng vốn vào Việt Nam, bất động sản công nghiệp và kho vận là phân khúc phát triển mạnh mẽ nhất thời gian gần đây. Đến nay, liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đã phát triển tổng cộng 9 dự án VSIP trên cả nước. | Đến nay, liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đã phát triển tổng cộng 9 dự án VSIP trên cả nước. |
Sức hút bất động sản công nghiệp Là tập đoàn đầu tư đa ngành của Singapore, Sembcorp Development đã vào Việt Nam từ rất sớm. Năm 1996, Sembcorp bắt tay với Công ty Becamex IDC Việt Nam thành lập liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Đến nay, VSIP đã phát triển tổng cộng 9 dự án VSIP trên cả nước, tổng quỹ đất hơn 8.600 ha, cung ứng hạ tầng sản xuất cho gần 900 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư hơn 15 tỷ USD. Ngoài các khu công nghiệp, VSIP cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng các khu đô thị dịch vụ, khu thương mại, được quy hoạch đồng bộ dọc theo các khu công nghiệp. Hiện tại, VSIP đã và đang phát triển hàng chục dự án như vậy để phục vụ cộng đồng chuyên gia, nhân viên và người lao động địa phương cũng như của các khu công nghiệp do VSIP phát triển. Cũng tới từ Singapore, nhà đầu tư Ascendas liên doanh với Công ty Protrade phát triển và quản lý Khu công nghiệp quốc tế Protrade rộng 500 ha tại tỉnh Bình Dương và Dự án Saigon OneHub nằm trong Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Dự án Khu công nghiệp quốc tế Protrade được xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với nhà máy xử lý nước thải tập trung, tiện ích đầy đủ, hạ tầng hoàn thiện, cung cấp nhà xưởng xây sẵn và nhà xưởng xây theo yêu cầu. Trong khi đó, OneHub Saigon là khu phức hợp văn phòng thương mại với diện tích 12 ha, tọa lạc tại cửa ngõ của SHTP. Được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn xanh quốc tế, khu phức hợp là lựa chọn lý tưởng cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ... Riêng tại Bình Dương, VSIP có 3 Dự án, thu hút hơn 600 doanh nghiệp từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đặt cơ sở sản xuất. Các Dự án khác nằm ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ngãi và Nghệ An. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Trong đó, Bình Dương và Đồng Nai tiếp tục là điểm đến được các nhà sản xuất mới thành lập săn đón, nhờ có sẵn nền tảng để phát triển sản xuất. Boustead Projects Limited đã ra mắt dự án nhà xưởng xây sẵn đầu tiên tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 vào năm 2018. Nhà xưởng tại giai đoạn I có diện tích 6 ha, đã được thiết kế và xây dựng dưới sự giám sát của đội ngũ chuyên gia. Hiện tại, nhà đầu tư này đang triển khai giai đoạn II, với nhiều giải pháp bền vững, thân thiện với môi trường. Giai đoạn này dự kiến hoàn thành và tiếp đón khách thuê vào quý III/2021. Ngoài ra, Tập đoàn Mapletree, một nhà đầu tư khác đến từ Singapore hiện sở hữu và quản lý tổng tài sản hơn 1 tỷ đô-la Singapore (tương đương 719,2 triệu USD) giá trị tài sản tại Việt Nam, với danh mục trải dài từ Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương và Bắc Ninh, với 8 dự án bất động sản và kho vận. Đón sóng chuyển dịch Làn sóng chuyển dịch, mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Singapore, đang mở ra cơ hội lớn cho bất động sản công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, sự bùng phát của Covid-19 đã gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến các nhà đầu tư quốc tế quan tâm nhiều hơn tới kế hoạch mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất tại các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một điểm đầu tư hợp lý. Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài với lực lượng lao động trẻ, có tính cơ động cao hơn một số quốc gia khác trong khu vực, chi phí lao động hợp lý. Thêm vào đó là các lợi thế như hạ tầng, cảng biển, hệ thống giao thông được nâng cấp, chính trị ổn định... Theo báo cáo mới nhất của Công ty tư vấn bất động sản JLL (Việt Nam), tổng diện tích đất cho thuê của các tỉnh miền Nam đang ở mức 25.045 ha vào quý II/2020. Nguồn cung đang được lấp đầy nhanh chóng do nhu cầu tăng cao. Giá thuê đất trong các khu công nghiệp bình quân 106 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn ổn định ở mức 3,5 - 5 USD/m2/tháng. Khi đại dịch vẫn còn là mối đe dọa, việc đàm phán cho thuê và các yêu cầu mới được cho là sẽ còn tiếp tục đình trệ cho đến hết năm 2020. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục ngay sau khi tình hình được kiểm soát. Nền tảng phát triển công nghiệp mạnh cùng với xu hướng tìm nguồn cung ứng đa dạng đang diễn ra hứa hẹn sẽ giúp đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trong thị trường phát triển bất động sản công nghiệp. Khó khăn bủa vây dự án metro tại TP.HCM Nhiều vướng mắc tiếp tục bủa vây khiến các dự án đường sắt đô thị (metro) tại TP.HCM có thể thêm một lần “lỗi hẹn”. Áp lực giải ngân TP.HCM đang triển khai thực hiện các dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị (chủ đầu tư dự án), tới giữa tháng 7/2020, tiến độ thực hiện tuyến metro số 1 đạt 85% kế hoạch năm 2020 và 73,72% khối lượng dự án. Với tuyến metro số 2, TP.HCM đang trong bước bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây được dự báo là khâu nhiều vướng mắc do tuyến này đi qua địa bàn 6 quận trung tâm, với tổng diện tích 251.136 m2. | Khó khăn lớn nhất của các dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM vẫn là vấn đề vốn. |
Ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban Quản lý dự án đường sắt đô thị cho biết, lũy kế tới ngày 3/8/2020, giải ngân tuyến metro số 1 là 4.558,728 tỷ đồng, đạt 32,84% tổng kế hoạch vốn đã giao năm 2020. Cụ thể, nguồn vốn ngân sách thành phố bao gồm vốn ODA vay lại lũy kế giải ngân là 4.416,283 tỷ đồng (đạt 44,40% kế hoạch đã giao); vốn đối ứng 142,445 tỷ đồng (đạt 10,61 % so với kế hoạch). Đáng ngại là, đối với vốn ODA cấp phát, vốn các dự án từ ngân sách thành phố chưa thể giải ngân. Theo báo cáo của Ban Quản lý đường sắt đô thị, tình hình giải ngân vốn đầu tư tuyến metro số 2 cũng rất thấp. Theo đó, vốn ODA cấp phát đã phân bổ là 381,791 tỷ đồng vẫn chưa thể giải ngân đồng nào. Lý do là chưa hoàn tất việc đàm phán, thương thảo ký kết Phụ lục hợp đồng số 13 của Hợp đồng Tư vấn thực hiện dự án (tư vấn IC). Về vốn đối ứng, kế hoạch giao năm 2020 cho tuyến metro số 2 là 250 tỷ đồng, chủ yếu giải ngân cho hạng mục di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và các phát sinh thuộc Hợp đồng tư vấn lập và thẩm tra điều chỉnh dự án. Tới đầu tháng 8/2020, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này rất khiêm tốn, chỉ đạt 2,97%, với 7,435 tỷ đồng. Nguyên nhân là kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu liên quan đến hạng mục di dời công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được phê duyệt và các thủ tục liên quan đến Hợp đồng tư vấn lập, thẩm tra điều chỉnh dự án chưa hoàn tất. Hàng loạt vướng mắc chờ tháo gỡ Trong các báo cáo định kỳ gửi UBND TP.HCM và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố thời gian gần đây, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị đã đề cập rất nhiều vướng mắc và kiến nghị cần có các giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến metro số 1 và số 2. Theo đó, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề vốn. Điều đáng nói là, đây không phải là khó khăn mới nảy sinh và cũng không phải do thiếu vốn. Vấn đề nằm ở các thủ tục hành chính trong phối hợp giữa chủ đầu tư với các tư vấn, nhà thầu…, giữa chính quyền thành phố và các bộ liên quan. Đơn cử, với tuyến metro số 1, nguồn vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương được phân bổ cho năm 2020 là 2.185 tỷ đồng, nhưng đến đầu tháng 8 vẫn chưa giải ngân được đồng nào. Lý do là việc xác định giá trị ODA cấp phát còn lại bằng yên Nhật vẫn gặp vướng mắc chưa thể giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, nguồn vốn ODA vay lại thì vướng vấn đề hợp đồng tư vấn chung. Cụ thể, Biên bản ghi nhớ của Hợp đồng Tư vấn chung đã hết hiệu lực ngày 30/6/2020, Ban Quản lý đường sắt đô thị vẫn đang làm việc với bên tư vấn NJPT để ký tiếp. Chừng nào biên bản ghi nhớ tiếp theo chưa được ký thì chưa có cơ sở giải ngân. Theo chủ đầu tư dự án, một khó khăn đến từ khách quan là diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến Việt Nam chưa thể thông thương, mở cửa biên giới. Do đó, các chuyên gia không thể nhập cảnh dẫn đến tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng, khối lượng thi công dự án giảm. Dịch bệnh cũng khiến việc nhập khẩu thiết bị, máy móc khó khăn, ảnh hưởng tới khối lượng công việc thực hiện và khối lượng thanh toán. Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị cũng nhìn nhận một lý do chủ quan đến từ công tác nghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu. Các lệnh phát sinh trong các thời kỳ trước cần được rà soát chặt chẽ về mặt pháp lý và kỹ thuật, dẫn đến chưa ký kết các phụ lục hợp đồng để thanh toán cho nhà thầu. Nhà thầu cũng mắc sai sót trong công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thanh toán khối lượng đã thi công. Ngoài ra, nguồn vốn đối ứng ngân sách bố trí cho dự án năm 2020 là 1.071,1 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân đến ngày 3/8 mới vỏn vẹn 134,078 tỷ đồng (đạt 12,52%). Trong báo cáo gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị lý giải, số vốn đối ứng đã giao dự kiến chủ yếu giải ngân thuế giá trị gia tăng các gói thầu sử dụng vốn ODA. Khi các vướng mắc trong giải ngân vốn ODA chưa thể gỡ, thì nguồn vốn đối ứng này cũng bị ảnh hưởng. Thủ tướng duyệt Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh trị giá 20.939 tỷ đồng Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1212/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức PPP. | Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn trong mối liên kết với các đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (Cao Bằng) trong tương lai. |
Theo đó, Dự án sẽ xây dựng mới tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 115 km, trong đó trên địa phận tỉnh Lạng Sơn khoảng 52 km, đi qua huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định và trên địa phận tỉnh Cao Bằng khoảng 63 km, đi qua huyện Thạch An, huyện Quảng Hoà (huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên cũ), huyện Trùng Khánh (huyện Trà Lĩnh cũ), huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng. Tuyến nối đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào thành phố Cao Bằng có chiều dài khoảng 15,5 km đi qua các huyện Quảng Hoà (huyện Quảng Uyên cũ), huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng. Dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ tập trung đầu tư khoảng 93 km (từ Km0+00 tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn đến nút giao với Quốc lộ 3 tại lý trình Km307+650, huyện Quảng Hòa - Cao Bằng với quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h. Trong giai đoạn 2 (hoàn thiện), Dự án sẽ đầu tư tiếp khoảng 22 km (từ Km93+00 nút giao với quốc lộ 3 tại lý trình Km307+650 Quốc lộ 3 xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa đến Km115+00 tại cửa khẩu Trà Lĩnh) với quy mô bề rộng nền đường 17 m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe. Tổng mức đầu tư Dự án là 20.939 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 12.546 tỷ đồng; tổng mức đầu tư giai đoạn 2 (hoàn thiện) là 8.393 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, vốn do nhà đầu tư huy động là 7.546 tỷ đồng, Nhà nước tham gia 5.000 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương là 2.500 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương là 2.500 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn 1, Dự án được chia thành 3 dự án thành phần để thực hiện, cụ thể: Dự án thành phần Văn Lãng - Thạch An (Km+00 đến Km58+00, dài 58 km), tổng mức đầu tư khoảng 5.163 tỷ đồng; Dự án thành phần Thạch An - Quảng Hoà (Km58+00 đến Km79+300), dài 21,3 km, tổng mức đầu tư khoảng 2.724 tỷ đồng; Dự án thành phần Quảng Hoà - thành phố Cao Bằng (Km79+300 đến Km93+00), dài 13,7 km tuyến chính và 15,5 km tuyến nối với thành phố Cao Bằng, tổng mức đầu tư khoảng 4.659 tỷ đồng. Thời gian thực hiện (từ khi ký hợp đồng dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng) là từ năm 2020 - 2024. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm (từ năm 2024 đến năm 2040). Khi hoàn thành, Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia. Tạo ra một tuyến cao tốc đối ngoại huyết mạch mới kết nối giao thương hàng hóa từ cảng Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đi Trùng Khánh – Urumqi (Trung Quốc) - Khorgos (Kazakhstan) sang các nước châu Âu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng; thay đổi tình trạng quốc lộ 4A là đường độc đạo nối giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công năm 2021 Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi các bộ ngành, địa phương về việc chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021, bởi đây là năm đầu tiên triển khai Chiến lược 10 năm 2021-2030, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, cũng như Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn này. Và vì vậy, một trong những nguyên tắc chung quan trọng nhất trong xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021 đó chính là phải xác định rõ mục đích, thứ tự ưu tiên. Cụ thể, việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Việc bố trí vốn đầu tư công trong năm tới cũng sẽ phải dành ưu tiên cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang; dành vốn phần tham gia của Nhà nước trong các dự án PPP. Bên cạnh đó, nguồn lực này cũng sẽ được ưu tiên dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo quy định; cũng như việc cấp bù lãi suất và phí quản lý cho các ngân hàng chính sách. Một nguyên tắc quan trọng khác, đó là vốn đầu tư công năm 2021 cũng sẽ được ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước, và đảm bảo phát triển hài hòa giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì việc bố trí vốn cho từng dự án phải phù hợp tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân vốn đầu tư trong năm 2021. Trong khi đó, đối với vốn nước ngoài, việc bố trí vốn phải phù hợp với nội dung của hiệp định, cam kết của nhà tài trợ, bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc hiệp định vay nước ngoài trong năm 2021 và không có khả năng gia hạn. Việc bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo tiến độ được phê duyệt cũng sẽ được ưu tiên. Sau khi bố trí đủ vốn cho các ưu tiên nói trên, thì mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới có tính chất liên vùng, dự án giao thông cấp bách, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai… Dự án Đường dây 500 kV mạch 3: Giải phóng mặt bằng chậm tiếp 2 tháng Việc bùng phát dịch Covid 19 tại một số tỉnh miền Trung làm công tác giải phóng mặt bằng ở Dự án đường dây 500 kV mạch 3 chậm thêm 2 tháng nữa. | Thi công các trụ đường dây 500 kV mạch 3 |
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) cho biết, do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số địa phương miền Trung, khiến địa phương phải dồn sức tập trung chống dịch và cán bộ của CPMB cũng phải khai báo, cách ly tại địa phương, nên việc bồi thường các dự án đường dây 500 kV mạch 3 dự kiến sẽ chậm thêm 2 tháng nữa. Trước đó, do ảnh hưởng dịch covid 19 từ tháng 2-4/2020 và Đại hội Đảng các cấp nên đã ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng các dự án đường dây 500 kV mạch 3 với thời gian chậm khoảng 6 tháng. Hiện CPMB đang tập trung đôn đốc hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt phương án bồi thường phần móng, chi trả tiền các phương án đã lập. Các địa phương giải phóng mặt bằng chậm nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị dù đã được CPMB lên kế hoạch giải quyết trong tháng 8/2020, nhưng dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến tuyên truyền vận động. Đối với hành lang tuyến, các địa phương đã bàn giao dần từ cuối tháng 4/2020 và nhà thầu tập trung để hoàn thành theo tiến độ dựng cột/kéo dây, phấn đấu kết thúc trong tháng 9 tới. Về thủ tục rừng, hiện các địa phương đã bàn giao được 395/416 vị trí; trong đó, các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành toàn bộ các vị trí. Riêng tỉnh Quảng Nam mới hoàn thành 19/40 vị trí. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển đổi đất rừng còn hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đang hoàn chỉnh thủ tục (chờ quyết định thu hồi đất rừng của các địa phương cấp huyện). Các vị trí chưa bàn giao chủ yếu đang làm các thủ tục để tận thu cây trên vị trí móng. Như vậy tính đến thời điểm đầu tháng 8 này, các địa phương đã bàn giao mặt bằng 1.511 vị trí, đạt 94%; trong đó, thành phố Đà Nẵng đạt 99%, Quảng Bình đạt 97%, Quảng Ngãi đạt 95%, Quảng Trị đạt 91%, Hà Tĩnh đạt 85%, Quảng Nam đạt 82%. Riêng Thừa Thiên Huế, Kon Tum và Gia Lai đạt 100%. Đảng ủy CPMB cũng đã có báo cáo chi tiết đến Bí thư tỉnh ủy các địa phương và kiến nghị đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết các vướng mắc cụ thể. Tuy nhiên đến nay một số địa phương vẫn còn vướng mắc. Cụ thể như, tại tỉnh Quảng Ngãi, việc giải quyết kiến nghị của người dân tại hạng mục mở rộng trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi chưa được giải quyết dứt điểm sau kết luận của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Người dân vẫn tiếp tục rào chắn đường vào trạm ngày càng kiên cố hơn. Về vấn đề này, CPMB đã báo cáo và họp với huyện Bình Sơn nhưng vẫn chưa có hướng tháo gỡ. Hiện nay đơn vị đang lập phương án điều chỉnh để vận chuyển vật tư thiết bị còn lại đi vào khu vực trạm biến áp Dốc Sỏi đang vận hành nhằm đẩy nhanh tiến độ. CPMB cũng đã báo cáo và Cục An ninh Kinh tế - Bộ Công an đã có chỉ đạo để bảo vệ thi công từ đầu tháng 8/2020, sau Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn. Đối với tỉnh Quảng Nam, Tỉnh ủy/UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, tuy nhiên tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng cũng tiến triển rất chậm. Trong tháng 7/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm việc với UBND và các Sở ban ngành tỉnh Quảng Nam cam kết bàn giao mặt bằng móng chậm nhất tháng 8, hành lang tuyến tháng 9/2020. Tuy nhiên với dịch bệnh đang diễn biến như hiện nay thì khả năng cam kết của tỉnh Quảng Nam là hết sức khó. Hết tháng 7/2020, đơn vị thi công đã đào móng đạt 88% kế hoạch, đúc móng đạt 84,8%, dựng cột đạt 67,2%, kéo 33,7 km dây và đang kéo 35,716 km dây. Đánh giá của CPMB cho thấy, do các vị trí đã bàn giao đang triển khai làm thủ tục mở cửa rừng, làm đường tạm thi công và đền bù thi công nên việc đào đúc móng bị chậm. Các nhà thầu đang tập trung để vận chuyển cột vào công trường và bố trí nhân lực trèo cao để dựng cột. Tuy nhiên do nhà thầu tập trung nhân lực đồng thời nhiều dự án nên ảnh hưởng đến tiến độ dựng cột. Hiện nay dịch COVID-19 đang bùng phát, các địa phương yêu cầu khai báo và thực hiện giãn cách nên cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Cũng theo đánh giá của CPMB, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các gói thầu cung cấp vật tư thiết bị cũng bị chậm khoảng 3 tháng, riêng gói thầu tụ bù khả năng chậm dài hơn. Trong đó, gói thầu mua sắm vật tư thiết bị, Nhà thầu Thành Long chậm giao hàng gói cột thép sang tháng 8 này; nhà thầu bắt đầu lắp đặt gói kháng điện; Gói tụ điện sẽ kết thúc giao hàng trong tháng 9/2020. Phú Quốc: Công bố Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 quảng trường trung tâm Sở Văn hóa thể thao tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Phú Quốc vừa công bố Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ ở thị trấn Dương Đông. Theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh về đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết thuộc khu vực sân bay Phú Quốc cũ với tổng diện tích 8,29 ha có sức chứa 20.000 người. Quảng trường trung tâm của thị trấn Dương Đông là nơi đặt tượng đài Bác Hồ bằng đồng cao khoảng 18m, bao gồm chân đế được đặt trên diện tích gần 1 ha đất, chiếm 9,44% diện tích toàn quảng trường. Giám đốc Sở Văn hóa thể thao Kiên Giang, ông Nguyễn Văn Sáu cho biết, UBND tỉnh đang đề xuất nguồn vốn trung hạn (2021-2025) của trung ương hỗ trợ khoảng hơn 200 tỷ đồng để xây dựng phần phù điêu, chân đế và tượng đài Bác Hồ bằng đồng cao khoảng 18m. Riêng phần chi phí xây dựng quảng trường, khu trưng bày, công trình phụ trợ... khoảng 100 tỷ đồng sẽ sử dụng ngân sách địa phương, hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang rà soát cân đối nguồn vốn để trình Hội đồng nhân dân tỉnh và xin chủ trương UBND tỉnh Kiên Giang. Ông Sáu cho biết thêm, trước đây Chính quyền tỉnh dự kiến kêu gọi nhà đầu tư vào khu đất sân bay cũ và sẽ được nhà đầu tư tài trợ kinh phí xây dựng quảng trường và tượng đài này. Thế nhưng những năm sau này có nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vào dự án kinh doanh trên khu đất này, nên UBND tỉnh phải đấu giáđất dự án khu sân bay cũ. Do vậy, kinh phí xây dựng quảng trường và tượng đài phải dùng tiền ngân sách của Trung ương và địa phương. "Công trình này có mục đích ý nghĩa quan trọng là nơi diễn ra các sự kiện, lễ hội, các hoạt động mang tính chất tập trung đông người. Việc đặt tượng đài Bác Hồ nơi đây là nằm trong quy hoạch tượng đài Bác Hồ trong toàn quốc của Chính phủ phê duyệt. Theo đó, chủ đề cụm công trình phù điêu và tượng đài là "Miền Nam trong trái tim Bác", mang ý nghĩa giáo dục chính trị và thể hiện tình cảm với biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Và cũng là nơi thu hút du khách đến vui chơi giải trí, tham quan và chụp hình lưu niệm...", ông Sáu chia sẻ. |