【bóng 8888】Vững vàng trên mặt trận phòng, chống cháy
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước vừa thống nhất, lực lượng phòng cháy, chữa cháy tỉnh Cà Mau đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, giúp Nhân dân và các cơ quan Nhà nước biết phương pháp chủ động phòng cháy và tích cực chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước vừa thống nhất, lực lượng phòng cháy, chữa cháy tỉnh Cà Mau đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, giúp Nhân dân và các cơ quan Nhà nước biết phương pháp chủ động phòng cháy và tích cực chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Kế thừa và phát huy thành tích đó, trải qua 40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Cà Mau đã trưởng thành và lớn mạnh.
Ngày mới thành lập, vào năm 1975, đơn vị Cảnh sát PCCC tỉnh Minh Hải chỉ có 10 đồng chí, trang thiết bị phục vụ công tác chữa cháy còn thô sơ, lạc hậu. Nhưng với lòng nhiệt huyết, tận tâm với công việc, lực lượng đã tổ chức cứu chữa hàng chục vụ cháy phức tạp, hạn chế thiệt hại do cháy nổ gây ra, góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Cán bộ, chiến sĩ PCCC dập tắt đám cháy tại cơ sở đóng vỏ composite ở Phường 8, TP Cà Mau. |
Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay, tỉnh Cà Mau đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các khu công nghiệp trọng điểm của quốc gia và của địa phương được hình thành, các khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều, kéo theo đó nhu cầu sử dụng điện, xăng, dầu, khí đốt tăng nhanh, tiềm ẩn về nguy cơ cháy nổ. Trước tình hình đó, đơn vị PCCC đã triển khai quyết liệt các biện pháp PCCC như kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn, xây dựng nhiều mô hình triển khai đến các khu tập trung đông dân cư để cùng với chính quyền và Nhân dân địa phương thực hiện các biện pháp PCCC, trong đó tập trung chú trọng công tác hướng dẫn cho người dân biết cách tự phòng, tự xử lý khi có tình huống xảy ra ngay từ đầu.
Xác định lực lượng quan trọng nhất là lực lượng tại chỗ, đơn vị cảnh sát PCCC&CNCH đã tập trung xây dựng theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Qua đó đã phát huy tính hiệu quả, nhanh chóng dập tắt đám cháy, không để xảy ra tình trạng cháy lan, cháy lớn, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Là một trong những địa phương trong nhiều năm liền thực hiện tốt công tác PCCC và phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy, Ðảng uỷ, UBND xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, dù còn gặp khó khăn về kinh tế, trong đó có kinh phí về PCCC, nhưng lãnh đạo xã luôn quan tâm, cân đối ngân sách để đảm bảo công tác PCCC. UBND xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng Công an xã Hàng Vịnh thường xuyên xuống địa bàn tuyên truyền, vận động Nhân dân và tham gia công tác PCCC.
Bên cạnh việc xây dựng phương châm 4 tại chỗ, công tác tập huấn cũng như xây dựng mô hình phòng cháy tại địa bàn dân cư được đơn vị quan tâm chú trọng. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức 3 lần hội thao nghiệp vụ PCCC giữa 3 lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở và PCCC chuyên nghiệp, cho thấy phong trào và ý thức trách nhiệm về phòng ngừa cháy nổ không những của các cơ quan chức năng mà còn của người dân được nâng lên rõ rệt.
Song song đó, ý thức về thiệt hại do cháy nổ gây ra, có thể ngăn chặn ngay từ đầu, các mô hình phòng cháy được cộng đồng dân cư xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả. Mô hình liên kết nhiều hộ gia đình ở thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời; thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi; chợ Rau Dừa, huyện Cái Nước... tự trang bị máy bơm chữa cháy sẵn sàng chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
Ông Phạm Văn Be, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: “Ðảng uỷ, UBND xã và Công an xã cùng Ðội Chữa cháy thị trấn Ðầm Dơi xuống vận động bà con góp tiền mua 5 máy bơm, thành lập 5 tổ, mỗi tổ 6-7 thành viên. Các thành viên đều sử dụng được. Máy này mấy năm rồi, chúng tôi bảo trì tốt, khi hoả hoạn xảy ra bảo đảm vận hành được ngay”.
Ông Võ Công Lý, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ðầm Dơi, cho biết: “Chúng tôi tuần nào cũng cử 1 tổ trực vận hành máy. Chúng tôi phân công quản lý chợ hằng ngày tuyên truyền trên loa phóng thanh để các hộ kinh doanh mua bán chấp hành theo quy định PCCC. Các hộ kinh doanh trong nhà lồng nếu về phải cúp điện hoặc cất các trang thiết bị dễ cháy để đảm bảo an toàn".
Dù các trang thiết bị đã được trang bị hiện đại, ý thức của người dân về phòng cháy được nâng lên, nhưng nguy cơ cháy nổ vẫn còn tiềm ẩn, để lại nhiều hậu quả to lớn về tính mạng và tài sản. Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, tình hình cháy nổ diễn ra vô cùng nghiêm trọng, tăng 30% so với năm 2015, đến thời điểm hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 38 vụ cháy nổ, làm chết 6 người, bị thương 1 người, thiệt hại nhiều tỷ đồng. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở khu vực dân cư mà còn ở các chợ, xí nghiệp, cơ sở đóng tàu… Theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Cà Mau, nguyên nhân từ các vụ cháy lớn xảy ra gần đây tại địa bàn tỉnh Cà Mau đa số là do bất cẩn của con người trong việc sử dụng điện hoặc do đun nấu không quản lý được nguồn nhiệt. Ngoài ra, tốc độ đô thị hoá và sự quy hoạch đô thị ở tỉnh Cà Mau còn một số điểm bất cập, khu dân cư tự phát khá nhiều, hành lang và khoảng cách ngăn cháy không có nên dễ dẫn đến cháy lớn”.
Nguy cơ cháy nổ không chỉ tiềm ẩn trên bộ mà còn cả trên các phương tiện thuỷ. Hằng ngày, trên các con sông vẫn còn phương tiện chuyên chở gas bán mà không hề có bất kỳ phương tiện bảo hộ nào, thậm chí lực lượng chức năng còn phát hiện một số trường hợp tổ chức sang chiết gas trái phép. Thiếu tá Bùi Vũ Khắc, Ðội trưởng Ðội Kiểm tra, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Cà Mau, cảnh báo: “Các hộ kinh doanh này không nắm vững kiến thức về PCCC thì nguy cơ xảy ra cháy nổ rất cao. Ða phần các hộ kinh doanh này đều nấu ăn ở tại phương tiện vận chuyển, chính vì vậy nguồn lửa, nguồn nhiệt lúc nào cũng có, nên khi bơm chiết gas rất dễ xảy ra cháy nổ".
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC đòi hỏi sự chung tay của các cấp chính quyền và cả Nhân dân cùng vào cuộc. Ðể những chiến sĩ PCCC vững vàng hơn, rất cần sự chung tay góp sức của mỗi người dân./.
Bài và ảnh: Hoàng Giang