【bong da 888 keo nha cai】Khi phụ nữ kinh doanh
Người bảo tồn văn hóa dân tộc
Nhắc đến người phụ nữ kiên cường Hà Thị Vinh,ụnữbong da 888 keo nha cai bàn tay vàng của ngành gốm sứ, hẳn nhiều người biết đó là người phụ nữ nhỏ bé, mảnh dẻ đã biến đất thành tinh hoa, mang những sản phẩm gốm sứ Việt thương hiệu Quang Vinh bước vào thị trường châu Âu.
Giờ đây, ở tuổi ngoài 60 và nhìn lại phía sau, bà Hà Thị Vinh có nhiều lý do để hài lòng. Vốn sinh ra và lớn lên trong dòng họ có 16 đời làm nghề gốm ở Bát Tràng nên bà thấu hiểu triết lý ăn sâu hàng trăm năm của làng nghề quê hương là việc phát triển nghề gốm không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế, việc làm và an sinh xã hội mà sâu xa là bảo tồn văn hóa dân tộc. Và bà cũng hiểu rằng, đã bước chân vào kinh doanh là muôn vàn khó khăn, bởi người xưa đã nói “Vạn sự khởi đầu nan”, không có con đường nào chỉ trải hoa hồng, không phải công việc gì cũng thành công ngay từ khi bắt đầu, đặc biệt là kinh doanh. Tiền thân của Quang Vinh là tổ hợp gốm sứ mỹ nghệ XK Mỹ Hạnh được ra đời năm 1989. Đến năm 1994, khi đã có “đủ lông đủ cánh” tổ hợp được thay thế bằng việc cho ra đời Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh.
Nhớ lại quãng thời gian này, bà Hà Thị Vinh cho rằng đó là quyết định táo bạo nhất khi bà dấn thân vào thương trường bởi tất cả số vốn của Công ty khi đó chỉ ngót nghét gần 200 triệu đồng, văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh phải đi thuê.
Bà Hà Thị Vinh (bìa phải) |
Thế nhưng, vươn lên tất cả khó khăn, những nỗ lực của nữ doanh nhân Hà Thị Vinh đã góp phần không nhỏ làm cho tên tuổi, sản phẩm của làng nghề gốm truyền thống Bát Tràng, Hà Nội trở thành một thương hiệu dân tộc nổi tiếng trong nước và trên thế giới.
Năm 2000, thị trường XK bị thu hẹp do sự lấn át của sản phẩm gốm sứ có công nghệ sản xuất cao từ Trung Quốc, Nhật Bản... khiến các DN Bát Tràng nói chung và Quang Vinh nói riêng phải đối mặt với khó khăn. Để thoát khỏi bế tắc này, bà Hà Thị Vinh đã quyết định thay thế công nghệ và thiết bị lò nung, từ lò than củi (vốn đã tồn tại hàng trăm năm ở làng gốm Bát Tràng) sang đốt bằng công nghệ cao với nhiên liệu sạch là khí gas hóa lỏng. Cũng nhờ thay đổi tư duy ứng dụng công nghệ vào sản xuất gốm sứ truyền thống, Quang Vinh đã mở đường cho sự ra đời của các sản phẩm gốm sứ có tính thẩm mỹ cao, số lượng lớn, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần giải quyết việc làm cho gần 200 lao động và đưa doanh thu Công ty đạt gần 8 tỷ đồng ngay trong năm 2000. Tính từ năm 2012 đến nay, kim ngạch XK của Quang Vinh luôn đạt trên dưới 2 triệu USD/năm.
"Tôi chỉ làm nghề đồng nát"
Có những người phụ nữ mạnh mẽ như bà Hà Thị Vinh và cũng có những người phụ nữ “thép” như doanh nhân Nguyễn Thị Bảo Hiền, Giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê, người đang là đối tác quan trọng và tin tưởng của Canon và Samsung trong chuỗi liên kết công nghiệp phụ trợ. Những chi tiết nhựa rất nhỏ bé thôi nhưng bà đã từng chia sẻ một cách tự hào rằng, những kết cấu nhựa chính xác trong từng chiếc máy điện thoại thế hệ mới mà mỗi người Việt đang cầm trên tay được thực hiện bởi một DN Việt như Hiền Lê.
Câu chuyện về ý chí tự lực tự cường vươn lên của người đàn bà xuất thân từ quân nhân này như một câu chuyện cổ tích. Khởi đầu, Công ty Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê của bà chủ yếu nhận thu gom, vận tải, xử lý chất thải công nghiệp cho công ty Canon và Samsung tại Bắc Ninh. Bà Hiền chia sẻ: “Kinh nghiệm 10 năm làm ăn với đối tác nước ngoài là anh phải được bạn hàng tin tưởng. Họ có tin mình thì mới giao việc cho mình. Bên cạnh đó phải hiểu được đối tác cần gì. Tại sao nước ngoài họ làm mà mình không làm được?”. Nhận thấy đối tác có nhu cầu cao về các linh kiện phụ trợ, bà Hiền đã chủ động đề nghị với họ “tôi có thể làm được, chỉ cần hướng dẫn cách làm cho tôi” và giờ đây, Công ty Hiền Lê đã cung cấp được một số linh kiện nhựa cao cấp cho Canon và Samsung. “Từ nay đến hết năm 2016, tôi không phải lo nghĩ về đơn hàng vì hàng tháng người ta đã “set up” cho tôi đơn hàng chuẩn” – bà Hiền chia sẻ. Mặc dù vậy, bà chỉ khiêm nhường: “ Tôi chỉ làm nghề đồng nát bởi chính xác tôi làm nghề thu gom phế liệu và xử lý chất thải công nghiệp, nhưng may mắn cho tôi là tôi chỉ làm cho người nước ngoài trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long và trong các nhà máy của Canon nên khi bắt đầu bước chân vào kinh doanh tôi làm tương đối bài bản. Khi thấy mỗi tháng các nhà máy của Canon “thải” ra mấy ngàn tấn thép, tôi nảy ra ý định xây dựng nhà máy thép và nhà máy thép của tôi ra đời”.
Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Bảo Hiền không dừng ở đó. Bà chia sẻ, trăn trở lớn nhất của bà là đi tìm đội ngũ kế nghiệp mai này. Là một quân nhân và đã từng trải qua bao khó khăn của đời quân ngũ nhưng khó khăn lớn nhất mà bà phải vượt qua đó là thuyết phục chồng cho các con trai và con dâu kế nghiệp kinh doanh của mình. “Khi tuổi đã trên ngưỡng cửa 60, câu chuyện chuyển giao thế hệ là câu chuyện khó khăn nhất của tôi bởi các con tôi cũng được học đến nơi đến chốn, bố các cháu cũng là người trong Quân đội nên khá khắt khe, cổ điển trong chuyện cho các con nối nghiệp kinh doanh. Từ đó, tôi đã phải đấu tranh với chính bản thân mình để làm thế nào chuyển tiếp được công việc cho các thế hệ của gia đình”. Ấy vậy nhưng bà đã làm được, không những đấu tranh được với bản thân mình, thuyết phục được gia đình mà hiện nay, bà đã tiếp tục mở rộng “quy mô” người kế nghiệp ở việc quy tụ những người giỏi, người tài với phương châm “Hãy tin tưởng các bạn trẻ, tài giỏi và đưa nhà máy vào tay họ, lợi ích sẽ được sản sinh rất nhiều”.
Bao cấp là tác dụng ngược
Ở một câu chuyện khác, chúng ta lại thấy ý chí và nghị lực vươn lên của một nữ doanh nhân trẻ với giấc mơ đưa nông sản Việt sạch, ngon không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tới tay bạn bè thế giới mặc dù bản thân chị đang mắc bệnh ung thư hiểm nghèo. Chia sẻ rất ít về căn bệnh và khó khăn của mình nhưng dường như chị có thể nói không mệt mỏi về những câu chuyện cùng nông dân xuống đồng tìm kiếm cách nuôi trồng, chăm bón một giống cây sao cho đạt tiêu chuẩn. Chị là Vũ Thị Vân Phượng, Tổng giám đốc Công ty CP VietRAP, “linh hồn” khó có thể thiếu trong những hội chợ nông sản, nông nghiệp quy mô hàng năm tại Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam.
Bà Vũ Thị Vân Phượng (đứng giữa) |
Chị cho rằng, hai yếu tố quan trọng nhất cho nông sản XK là chất lượng và số lượng. Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản cần bảo đảm yêu cầu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giao hàng đúng thời hạn và giá thành cạnh tranh. Việc liên kết ngang giữa nông dân với nhau là cần thiết, song mô hình này cần được xây dựng trong liên kết dọc bền vững giữa nông dân với DN và chị đã chọn cho mình con đường liên kết dọc bền vững này.
Chị kể: Khi mình đặt vấn đề với một địa phương để trồng một loại cây nào đó, mình phải kiểm tra diện tích canh tác có đủ hay không, sau đó là tiếp xúc với người dân và đề nghị họ làm với mình, phải chi tiền uống nước, trả “thù lao” mỗi người đến nghe 10-15 ngàn đồng, sau đó hỗ trợ giống phân bón, giống cây… Người đến nghe thì đông nhưng người triển khai lại ít, đến thời điểm thu hoạch thì không thấy ai…
Từ đó, chị đã rút được kinh nghiệm rằng: Mình luôn có tư tưởng bao cấp là mang lại tác dụng ngược. Từng bước tôi làm chặt chẽ lại từ đầu, không hỗ trợ “free” phân bón, giống hay các yêu cầu khác của nông dân, cùng với đó Công ty tìm hiểu nhu cầu của người dân và phòng nghiên cứu xây dựng thêm bộ phận nghiên cứu chính sách nông nghiệp để hỗ trợ người dân trong quá trình trồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà đối tác đặt ra. Dần dần, người dân hiểu ra việc trồng đúng và đảm bảo kỹ thuật là lợi ích của cả hai bên nên cùng hợp tác với DN.
Người ta thường nói, để có được thành công trong kinh doanh, đàn ông cố gắng 1 phần thì phụ nữ phải nỗ lực 3 phần. Cũng dễ hiểu bởi dù đảm nhận bất cứ công việc khó khăn, vất vả nào, người phụ nữ cũng phải làm tròn cả thiên chức làm vợ, làm mẹ nhưng các chị vẫn vươn lên, không ngừng xây dựng những thương hiệu riêng của người phụ nữ Việt Nam.