Hậu Giang đã thực hiện nhiều hoạt động để bảo vệ,ứcchămlogiảmthiểutổnhạitrẻcá kèo bóng đá chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay, các hoạt động càng được tăng cường hơn nữa, góp phần giảm thiểu tổn hại, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được sống, học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh. Quan tâm hỗ trợ, động viên kịp thời Toàn tỉnh hiện có trên 145.300 trẻ em. Theo ông Nguyễn Minh Thương, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian qua, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách về giáo dục, y tế, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ,… xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ em phát triển. Nhân các ngày lễ, tết, ngành đã tham mưu tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cơ sở bảo trợ xã hội. Cùng với đó, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tai nạn thương tích luôn được quan tâm kịp thời... Như trường hợp của em Trần Minh Như, ở ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh. Khi Minh Như còn trong bụng mẹ, thì cha em đã bỏ đi. Đau buồn và muốn lo cho con được đầy đủ hơn, khi em được vài tháng tuổi, mẹ em đã gửi em cho người anh ruột (Minh Như gọi là cậu) chăm sóc, còn mình đi làm ăn xa. Nào ngờ, cách đây hơn 3 năm, mẹ em qua đời do bệnh. Thương cháu còn nhỏ sớm mồ côi, cậu mợ luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc để bù đắp thiệt thòi mà cháu phải gánh chịu. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã và chính quyền địa phương thường xuyên đến thăm hỏi, tặng quà, động viên Minh Như cố gắng trong học tập và cuộc sống. Tính đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Tân đã vận động trao tặng Minh Như nhiều phần quà, dụng cụ học tập và tiền mặt. Minh Như bộc bạch: “Con rất biết ơn mọi người, con sẽ cố gắng học thật tốt, để không phụ sự yêu thương, quan tâm của cậu mợ và mọi người”. Còn em Nguyễn Ngọc Bảo Châu, ở ấp Phương An A, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, đã được trao tặng căn nhà “Khăn quàng đỏ”. Căn nhà cấp 4 có tổng kinh phí xây dựng 55 triệu đồng, trong đó Hội đồng đội huyện hỗ trợ 35 triệu đồng, Trung tâm Ánh Dương hỗ trợ 10 triệu đồng, Đoàn thanh niên xã vận động cửa hàng vật liệu xây dựng hỗ trợ giá tiền vật tư 10 triệu đồng. Hoàn cảnh gia đình Bảo Châu rất khó khăn, em mồ côi cha, còn mẹ đã lập gia đình khác, em sống cùng ông bà ngoại, nhưng ông bà đã lớn tuổi, già yếu. Để lo cuộc sống gia đình, Bảo Châu cùng với ông bà lột hột điều thuê. Dù cảnh nhà khó khăn, nhưng niềm đam mê học tập của Bảo Châu vẫn luôn cháy bỏng. Thương cháu ham học, ông bà ngoại cố gom góp, chắt chiu để cháu có điều kiện đến trường. Không phụ lòng ông bà, Bảo Châu luôn chăm chỉ học tập và suốt nhiều năm liền em đều đạt học sinh giỏi. Với sự chung tay vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, việc huy động sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả, công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được cải thiện đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được nâng lên. Góp phần giảm thiểu tổn hại trẻ em Những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em luôn được các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng xã hội quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập, vui chơi lành mạnh. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 1.327 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trên 20.240 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; tình trạng trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích vẫn còn xảy ra; các khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Ông Nguyễn Minh Thương, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nhấn mạnh: “Với nỗ lực nhằm giảm thiểu tổn hại trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 30-6, nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em”. Trong Tháng hành động năm nay, Hậu Giang sẽ tổ chức nhiều hoạt động như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hội thi, diễn đàn về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Trang bị cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng chống bạo lực, xâm hại, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em; quyền và kỹ năng an toàn cho trẻ em trong thế giới công nghệ số. Tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông. Triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Tiếp nhận, hỗ trợ, can thiệp, điều trị, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, trị liệu tâm lý cho các trường hợp trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt… Từ những hoạt động thiết thực đó sẽ góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện. Công tác chăm lo, bảo vệ trẻ em luôn được các cấp, các ngành, cộng đồng quan tâm. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em. Triển khai hiệu quả mô hình Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn. Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng ngừa tai nạn thương tích nói chung và tai nạn đuối nước nói riêng cho trẻ em, giảm thiểu tổn hại đối với trẻ em; huy động sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện; thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về trẻ em…
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |