【union saint gilloise】Cần vốn hoá thị trường quyền sử dụng đất để thúc đẩy tăng trưởng

作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:00:53 评论数:

Đây là ý kiến của TS Nguyễn Đình Cung,ầnvốnhoáthịtrườngquyềnsửdụngđấtđểthúcđẩytăngtrưởunion saint gilloise Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) trong cuộc trao đổi với PV về triển vọng kinh tế vĩ mô.

PV: CIEM vừa công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 1/2017. Xin ông cho biết điểm sáng trong bức tranh kinh tế những tháng đầu năm?

TS Nguyễn Đình Cung: Điều đầu tiên chúng ta đều thấy là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các nền tảng kinh tế vĩ mô vẫn duy trì vững chắc. Tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao so với các năm trước. Thu hút đầu tư nước ngoài vẫn là một điểm sáng so với trước đây cũng như với các nền kinh tế trong khu vực.

Về kinh tế tư nhân, số doanh nghiệp đăng ký mới tiếp tục tăng; số vốn đăng ký mới, vốn đầu tư của khu vực tư nhân cũng tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, là một bước tăng tương đối cao. Những điều này có thể sẽ góp phần vào tăng trưởng cho những năm tiếp theo.

Điều tôi muốn nói thêm là chúng ta đã định hình được những giải pháp của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung nhiều hơn, mạnh hơn vào cải cách thể chế. Trong đó, cải cách thể chế nhấn mạnh đến việc phát triển các loại thị trường nhân tố sản xuất, là những thị trường có vai trò quyết định trong phân bố, huy động, sử dụng nguồn lực.

Hy vọng là khi có các thị trường này thì nguồn lực sẽ được phân bố hợp lý hơn và được sử dụng hiệu quả hơn.

PV: Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn nhiều khó khăn đặt ra cho nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Theo ông, đâu là vấn đề thách thức nhất hiện nay?

TS Nguyễn Đình Cung:Nhìn về trung, dài hạn, rõ ràng chỉ số đầu tiên gây quan ngại là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng quý này không đạt mục tiêu đề ra và có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Như vậy, nhìn về trung dài hạn, tiềm năng phát triển kinh tế và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có vẻ giảm dần. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển thì chỉ tiêu tăng trưởng rất quan trọng. Muốn đuổi kịp các nước thì tăng trưởng phải trên 7%, liên tục trong 20 năm tới, mới có cơ hội rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các nước.

Nhìn xu thế tốc độ tăng trưởng giảm dần này, nếu tăng trưởng không đạt được sẽ phát sinh nhiều những vấn đề khác như bất ổn kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội không giải quyết được và tạo ra những bất ổn xã hội khác. Do đó, việc mục tiêu tăng trưởng không đạt được, dù xét về ngắn hạn hay dài hạn thì đều là vấn đề rất đáng quan tâm.

NĐC
TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM

PV: Vậy chúng ta nên tập trung vào những vấn đề gì để cải thiện được tốc độ tăng trưởng?

TS Nguyễn Đình Cung: Đây là vấn đề đã nói nhiều và bàn nhiều. Tôi cho rằng điều cần thay đổi đầu tiên là tư duy điều hành nền kinh tế, nên tập trung vào các giải pháp cải thiện phía cung để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng nguồn lực hơn là điều hành để gia tăng số lượng đầu tư hay là số lượng sử dụng lao động hoặc tăng khai thác tài nguyên. Cách điều hành như vậy không còn phù hợp bối cảnh kinh tế hiện nay.

Thứ hai là cải cách thể chế, vấn đề đã được nói rất nhiều. Như tôi đã nói ở trên, cải cách thể chế lần này chúng ta đã nói thị trường là nhân tố quyết định phân bổ nguồn lực.

Như vậy, phải tập trung cải cách vào các thị trường nhân tố sản xuất như là thị trường vốn, thị trường lao động, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất. Nếu chúng ta vốn hoá được thị trường quyền sử dụng đất này thì sẽ tạo ra được nguồn lực tài chính lớn rất cần thiết cho nền kinh tế.

Mà muốn vốn hoá thì không cách nào khác là phải phát triển quyền sử dụng đất, muốn phát triển quyền sử dụng đất thì đầu tiên phải thừa nhận quyền sử dụng đất là tài sản của người dân, họ có thể tự do chuyển nhượng, bán cho người sử dụng đúng mục đích. Chúng ta chỉ nên quản việc việc sử dụng chứ không quản việc chuyển nhượng.

Hơn nữa, không thể tiếp tục tích tụ ruộng đất bằng cách lấy của người này cho người khác mà phải theo phương thức của kinh tế thị trường, qua thoả thuận mua bán theo giá thị trường. Đó mới là cách bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người nông dân và như thế cũng giảm rất nhiều tiêu cực.

Tóm lại, tôi cho rằng phải tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đó vẫn là sẽ là trọng tâm, là những nhiệm vụ ưu tiên trong thời gian tới.

PV: Xin cảm ơn ông!

H.Y