当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【xem kết quả bóng đá c1】Thể chế là động lực chính để tạo nên sự bứt phá

【xem kết quả bóng đá c1】Thể chế là động lực chính để tạo nên sự bứt phá

2025-01-24 23:38:30 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

the che la dong luc chinh de tao nen su but pha

TS. Vũ Tiến Lộc,ểchếlàđộnglựcchínhđểtạonênsựbứtpháxem kết quả bóng đá c1 Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Năm 2018 được coi là “điểm sáng” trong hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

- Ngay từ đầu năm 2018, Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu rất cụ thể đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc cải thiện môi trường kinh doanh, như yêu cầu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính… Có thể nói, 2018 là năm có sự đồng khởi trong việc rà soát, cắt giảm, tháo bỏ điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và các bộ, ngành về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, chất lượng của việc cắt giảm này và việc thực thi trên thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập. Trên thực tế, động thái rà xét, cắt giảm trong thời gian qua mới dừng ở việc sửa đổi các quy định ở tầm nghị định, thông tư, chưa đụng đến các văn bản ở tầm quy phạm pháp luật, còn khá nhiều quy định pháp luật không hợp lý, chồng chéo giữa các bộ, ngành, đẩy người dân, DN, địa phương vào tình trạng rất khó khăn. Có thể có quy định pháp luật theo luật này là đúng nhưng luật khác lại sai. Sự diễn giải không thống nhất bởi các quy định pháp luật chưa đủ minh bạch, dẫn tới việc ở địa phương, mỗi cơ quan lại có cách hiểu khác nhau. Điều này khiến sự bất hợp lý trong pháp luật kinh doanh vẫn đang tồn tại. Vì thế, theo tôi, điểm nghẽn nhất trong sự phát triển của nền kinh tế nằm trong thể chế chứ không chỉ trong thực thi.

Ngoài ra, các quy định pháp luật kinh doanh có gặp trở ngại lớn khi nhiều mô hình, hình thức kinh doanh mới, công nghệ mới ra đời trong cuộc cách mạng công nghệ số như: Kết nối công nghệ trong dịch vụ vận tải, lưu trú du lịch; các dịch vụ cung cấp nghe nhạc, phim ảnh; dịch vụ quảng cáo thông qua các mạng xã hội… Nhưng hiện các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng các quy định pháp lý về kinh doanh nhiều lúc, nhiều nơi còn lúng túng. Việc chính sách đi sau sự phát triển kinh tế là điều dễ hiểu, tuy nhiên cách hành xử của các cơ quan quản lý như thế nào với những phương thức kinh doanh chưa có cơ chế chính sách quản lý mới là điều quan trọng. Nó có thể là động lực để thúc đẩy, cũng có thể là rào cản đối với các hoạt động kinh doanh cả cũ lẫn mới. Do đó, việc nâng cao công tác xây dựng pháp luật kinh doanh, đặc biệt việc thích ứng mạnh mẽ với bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là yêu cầu rất bức thiết.

Phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 có thêm từ “bứt phá”, việc cải thiện pháp luật kinh doanh sẽ đóng góp như thế nào cho sự bứt phá này, thưa ông?

- Rõ ràng, nếu có sự bứt phá về phát triển thể chế sẽ có sự bứt phá về kinh tế. Bởi môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các dòng chảy kinh tế, dòng chảy đầu tư nhịp nhàng hơn. Do vậy, thể chế sẽ là động lực chính để tạo nên sự bứt phá trong phát triển kinh tế, trong đó có sự phát triển kinh tế tư nhân khi khu vực này đang đóng góp tốt nhất cho sự phát triển chung. Nhưng như trên tôi đã nói, để làm được những điều này, việc sửa đổi phải tiếp tục được làm ở phạm vi các quy định pháp luật, phải đưa những lời hứa cắt giảm, sửa đổi chính sách, thể chế đi đúng vào thực tiễn.

Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại khi một số bộ, ngành chưa thực sự cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải thiện hệ thống pháp luật vì lo sợ mất quyền lợi, theo ông, tình trạng này nên được giải quyết ra sao?

- Thời gian qua các bộ, ngành đã có những cải cách nhất định, nhưng đến nay vẫn còn quy định thiếu rõ ràng, không phù hợp về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hiện nay hay có từ “cài cắm” câu chữ vào văn bản soạn thảo pháp luật để tạo điều kiện, tạo “mảnh đất” cho sách nhiễu, mang lại lợi ích nhóm cho các cơ quan quản lý.

Nhưng điểm đáng mừng là hiện nay, để thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Chính phủ đã thúc giục các cơ quan quản lý áp dụng các nguyên tắc minh bạch, áp dụng công nghệ, thực hiện thủ tục trực tuyến… nên vừa giảm thiểu những tiêu cực, nhũng nhiễu của cơ quan công quyền, vừa giảm thời gian, chi phí hoạt động cho DN. Do vậy, thời gian tới, việc cải thiện cần hướng tới môi trường kinh doanh minh bạch, giúp người dân hiểu họ được làm gì, giúp cán bộ, công chức biết được họ chỉ được làm gì. Đặc biệt, điều quan trọng là phải thay đổi được tư duy, nâng cao trách nhiệm vị sự phát triển của người dân, DN đối với đội ngũ xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh; phải trở thành tư duy chung, hành động chung cho các bộ, ngành. Ví dụ như Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm được ban hành đã cắt giảm 95% điều kiện kinh doanh, đây là minh chứng của tư duy thay đổi, quyết tâm cải cách cao. Nếu các bộ làm được như Bộ Y tế thì chúng ta có sự chuyển động quyết liệt, ngay lập tức, nhờ đó việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ được nâng cấp.

Để cải thiện những bất cập trên, Chính phủ và các bộ, ngành cần có hướng giải quyết như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?

- Thời gian tới, cần triển khai ngay lập tức việc tổng rà xét các quy định pháp luật kinh doanh, trên cơ sở đó có thể đưa ra một bộ luật sửa nhiều luật để tháo gỡ ngay rào cản, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong quy định pháp luật kinh doanh để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển DN.

Bên cạnh đó, chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh công cuộc hội nhập, yêu cầu của Đảng và Nhà nước là chúng ta phải hoàn thiện nền kinh tế theo chuẩn mực quốc tế. Thế giới đã có những chuẩn mực về quản trị nhà nước rất minh bạch và khoa học. Nên đồng thời với việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, tham gia vào các cuộc chơi hàng đầu thế giới như CPTPP, EVFTA… chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm quốc tế, hướng tới chuẩn mực OECD như Thủ tướng đã từng nói hay của các nước ASEAN hàng đầu. Do vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh, việc thiết kế hệ thống quản lý trong từng bộ, ngành hãy hướng đến tiêu chuẩn quốc tế, đặt trên nền tảng là sự hài lòng của người dân và DN, lắng nghe ý kiến, căn cứ vào sự tín nhiệm của người dân và DN để làm bệ đỡ; bằng cách đó sẽ giữ được sự cải cách hiệu quả, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读