88Point88Point

【nhận định kèo bóng đá ý】Thị xã Vị Thanh trong tiến trình đô thị hóa

Trở lại vai trò thị xã,ịxVịThanhtrongtiếntrnhđthịnhận định kèo bóng đá ý dù thực tế tình hình mở rộng quy mô đô thị, nhiều vấn đề mới phát sinh, nhưng trong định hướng phát triển - Đảng bộ Vị Thanh luôn đẩy mạnh mục tiêu: “Tập trung chỉnh trang, nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thị xã ngày càng khang trang tương xứng là trung tâm kinh tế, xã hội của khu vực giáp ranh 3 tỉnh: Cần Thơ - Bạc Liêu - Kiên Giang”.

Thị xã Vị Thanh kỷ niệm 25 năm ngày Giải phóng thị xã 1/5/1975 - 1/5/2000.

Nhìn lại những chặng đường đã qua (giai đoạn trước năm 1999), có lẽ do kinh phí kiến thiết thị chính hạn chế, tất cả chỉ tập trung phát triển nông nghiệp, nên các công trình chợ, phố, cầu, đường hiện hữu trong nội ô gần như đều xuống cấp. Ngay cả các trục đường chính vẫn còn những cây cầu sắt cũ kỹ, yếu ớt, xe trọng tải lớn không thể qua được. Bên kia kinh Xà No, hay qua khỏi khu 406 hoặc ngược về Quốc lộ 61, tới cầu Cái Nhúc đã thấy bốn bề nông thôn. Sự xuống cấp, thu hẹp đơn vị hành chính khá lâu, cũng có nghĩa là giảm bớt “tỷ trọng đô thị” và thị dân chuyển đổi dần thành nông dân.

Trên đường đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trấn Vị Thanh được khoác lên chiếc áo thị xã mới và rộng. Đương nhiên, tiến trình đô thị hóa đã được xem là hướng đi tất yếu, có tính cấp bách, bởi các phường III, IV, V mới lập, tỷ lệ đô thị hóa còn thấp! Song song đó, tiến hành ngay công tác quy hoạch thị xã, gắn liền việc chỉnh trang, nâng cấp, xây dựng gương mặt đô thị mở rộng, sáng đẹp. Một trong các giải pháp đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, chính là hệ thống giao thông, nhằm kết nối đường nội thị và khu vực các phường đô thị, nhưng còn tính chất nông thôn.

Chỉ một năm sau ngày trở thành thị xã, 7/7 phường, xã đều có đường tráng nhựa, xe 4 bánh nối liền đến trung tâm thị xã; 100% ấp, khu vực có đường trải nhựa mặt cứng, xe 2 bánh đi lại được hai mùa mưa nắng đến trung tâm xã. Đặc biệt, khởi công tuyến đường vào khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ tại Chìa Khóm dài 998m, nâng cấp đường Hỏa Tiến - Kinh Năm dài 2km. Trong năm 2001, thị xã đã xây dựng 14 cầu trọng tải trên 2,5 tấn.

Trong công tác chỉnh trang, đã xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nội thị: Cầu Đoàn Kết thay mới bắc qua kinh Xà No hoàn thành, đưa vào sử dụng; cầu bê tông vĩnh cửu 30-4 nối trung tâm thị xã, qua kinh Xà No với Đường tỉnh 933 (sau đổi gọi đường 931C) đi Giồng Riềng (Kiên Giang) cũng xây xong. Tính chung trong năm đầu trở thành thị xã (2000), tổng kinh phí đầu tư cho các công trình giao thông trên 14 tỉ đồng; năm 2002, tăng lên 73,8 tỉ đồng.

Để lập lại trật tự, văn minh trong hoạt động thương mại tại nội thị, năm 2000 thị xã tiến hành di dời chợ, từ đường Trần Hưng Đạo (mé kinh Xà No) về đường 1/5 (cạnh kinh Mương Lộ) và chợ Hai Bà Trưng. Đồng thời, cải tạo nhà lồng chợ bách hóa tổng hợp; sửa chữa lại bến xe, tàu. Nhờ vậy, hoạt động mua bán đi vào nề nếp hơn.

Người dân và khách vãng lại đến Vị Thanh hết sức ngạc nhiên và khen ngợi, khi chứng kiến nhiều nét văn minh đô thị: Trong các công viên cây xanh nhiều thêm (gần 1.000 cây các loại), thùng rác công cộng được lắp đặt. Ban đêm hầu hết tuyến đường nội ô đều có đèn chiếu sáng, tạo khung cảnh mới, đô thị “sáng - xanh - sạch - đẹp”!

Tại các phường mới lập, nơi nào mở đường, nhà phố mọc lên sau đó theo quy hoạch, nhất là ở khu vực phường III, dọc theo tuyến Quốc 61 hướng Hỏa Lựu và đường Tỉnh 932 (đoạn qua nội thị là đường Trần Hưng Đạo). Tiến trình đô thị hóa và chỉnh trang đô thị trên địa bàn (từ năm 2000-2003), đạt được những thành tựu chủ yếu như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 376 tỉ đồng, trong đó tổng vốn đầu tư các công trình giao thông là 211,6 tỉ đồng. Hoàn thành nâng cấp đường Tỉnh 933, đoạn qua nội thị mang tên Lê Hồng Phong. Thi công nâng cấp mở rộng, trải nhựa các đường nội thị: Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hòa Bình, Nguyễn Huệ, 3/2, 1/5, đường Xà No... Toàn thị xã có 86,3km đường điện trung thế, hộ sử dụng điện chiếm 86%. Tổng số cây xanh: 3.453 cây, diện tích thảm cỏ 2.550m2.

Ngày 2-8-2002, được sự phê duyệt của UBND tỉnh Cần Thơ, Trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị xã Vị Thanh chính thức thành lập, với diện tích 52,5ha. Nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động, giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động địa phương.

Kết quả tiến trình đô thị hóa, phường VII ra đời ngày 1-8-2003. Địa bàn phường dọc theo kinh Xà No - Quốc lộ 61, diện tích 616ha, dân số 6.625 người do tách ra từ xã Hỏa Lựu. Trụ sở xã Hỏa Lựu dời về khu vực rạch Cái Su, giao trụ sở xã (cũ) làm trụ sở phường VII.

Nhìn chung, ở bước khởi động, tuy tiến độ còn chậm do kinh phí không kịp thời, nhưng dưới mắt người dân: Thị xã Vị Thanh đang bước vào thời kỳ “thay da đổi thịt”.

VỊ THANH

赞(72)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định kèo bóng đá ý】Thị xã Vị Thanh trong tiến trình đô thị hóa