发布时间:2025-01-26 07:36:45 来源:88Point 作者:Cúp C2
Trong vài tháng trở lại đây,ấtkhẩunôngsảnsangTrungQuốcgiảmmạm88 nhà cái kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang có sự sụt giảm đáng kể. Tính tới hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 8.61 tỷ USD, cho thấy dấu hiệu hồi phục nhẹ nhàng của thương mại giữa hai nước sau khi giảm mạnh hồi tháng 5 và 6 vừa qua vì những căng thẳng trên biến Đông.
Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, điển hình là hạt điều (tăng 28,14%), rau quả (tăng 22,42%) và cà phê (tăng 2,25%).
Tuy nhiên, những nhóm hàng xuất khẩu nông sản có thị phần chủ yếu là Trung Quốc như sắn, gạo, cao su…thì lại chứng kiến sự sụt giảm mạnh và bị gây khó dễ trong quá trình nhập khẩu.
Cụ thể, từ năm ngoái đến nay, nhu cầu nhập khẩu sắn của Trung Quốc đang giảm khá nhiều do ngành công nghiệp sản xuất Ethanol tại nước này gặp khó khăn, nhiều nhà máy đã phải tạm thời đóng cửa.
Bên cạnh mặt hàng sắn, kim ngạch xuất khẩu cao su từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng giảm liên tục qua các tháng. Tính đến hết tháng 7/2014, xuất khẩu cao su đã giảm 46,72% so với cùng kỳ năm trước, xuống 289,15 triệu USD.
Cùng với đó, trong nửa cuối tháng 6 hình thức giao dịch tiểu ngạch đã bị đình chỉ tạm thời do một lệnh cấm của phía Trung Quốc được ban bố do vấn đề kỹ thuật khi các cơ quan quản lý nhà nước của họ đang kiểm tra khâu thất thu ngân sách, do hệ mậu dịch này lạm dụng mức thuế suất tiểu ngạch thấp nhất đối với mặt hàng chiến lược để hưởng lợi không chính đáng. Và mới đây nhất, ngày 9/8, Trung Quốc lại chính thức ban hành một lệnh cấm nhập khẩu nữa đối với nông sản Việt Nam, đó là mặt hàng gạo cũng với nguyên nhân như trên.
Lý giải về vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết :“Việc xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm sâu trong thời gian qua có thể là do tâm lý lo ngại rủi ro có thể bất ngờ xảy ra do tác động xấu bởi các sự kiện trên Biển Đông nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chủ động hạn chế xuất khẩu sang thị trường này”.
Một thực tế không thể phủ nhận đó là xuất khẩu nông sản của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Quốc gia này chiếm tới 85% thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn, 80-90% thị trường xuất khẩu thanh long, 41,75% tổng lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm, 20% thị trường xuất khẩu hồ tiêu, 40% thị trường xuất khẩu của cao su…và hàng loạt các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam.
Xuất khẩu một số nông sản có thể gặp khó tạm thời khi Trung Quốc giảm lượng nhập khẩu . Ảnh minh họa
Chính vì phụ thuộc quá nhiều như vậy nên đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, việc Trung Quốc có những động thái gây khó dễ, giảm hoặc dừng nhập khẩu có thể gây tác động xấu tới giá cả trong nước, khiến đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn và thậm chí tác động tới cả tâm lý khiến người dân chuyển đổi giống cây trồng, phá vỡ quy hoạch và gây ảnh hưởng tới toàn nền nông nghiệp.
Một số chuyên gia nhận định, phần lớn xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn theo đường tiểu ngạch, đây là một con đường không bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy nếu xét tới thời điểm hiện tại - 2 lệnh cấm xuất khẩu tiểu ngạch được đưa ra - và không có thêm một động thái gây khó dễ nào quá mức trong thời gian tới, thì mặc dù gây khó khăn trong ngắn hạn song đây lại là những tín hiệu đáng mừng cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Phòng ngừa rủi ro
Bộ Công thương cho rằng trong thời gian tới, thị trường TQ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì VN chủ yếu xuất hàng hóa sang nước này bằng đường tiểu ngạch. Phía TQ đang muốn tăng cường giám sát hoạt động thương mại tiểu ngạch về nông sản. Rất có thể tới đây, một số cửa khẩu của TQ sẽ đóng cửa một thời gian, ngừng giao thương nông sản để chấn chỉnh các quy định thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ XK các mặt hàng này của VN.
Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi do cho nông dân và doanh nghiệp . Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (Vinafruit) cho biết: “Có một số doanh nghiệp (hội viên của Vinafruit) cũng đang tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc thị trường TQ, bằng cách xuất thêm nhiều loại trái cây tươi mới. Nếu như trước đây chỉ XK thanh long, nhưng nay có thêm bưởi, hiệu quả mang lại cao và giảm được rủi ro. Gần đây, tin vui đến từ nhiều thị trường khó tính bắt đầu mở cửa, như thanh long xuất sang New Zealand, xoài sang Hàn Quốc, chôm chôm và vải sang Mỹ...”.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mặc dù vậy vẫn cần phải đẩy mạnh XK một số mặt hàng sang TQ vì đó là một thị trường lớn. Nhưng để cân bằng, các doanh nghiệp nội nên tìm kiếm, xúc tiến ở thị trường khác để tránh rủi ro.
Phan Huyền(th)
Những loại nông sản “càng trồng càng nghèo”
相关文章
随便看看