【tỷ lệ bóng đá wap.vn】Nới room tín dụng sẽ không làm gia tăng lạm phát

作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:13:27 评论数:
Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng năm 2022 thêm 1,ớiroomtíndụngsẽkhônglàmgiatănglạmphátỷ lệ bóng đá wap.vn5-2%
Nghiên cứu nới room tín dụng, thanh khoản sẽ bớt căng?
Room tín dụng đã nới, doanh nghiệp có được giải “cơn khát” vốn?
hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất – kinh doanh. Ảnh: Internet
Tăng room tín dụng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Internet

Ngay sau động thái này, các chuyên gia đều đánh giá đây là động thái cần thiết và kịp thời để giải quyết vấn đề thanh khoản của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp thêm nguồn vốn tín dụng duy trì sản xuất kinh doanh từ nay đến cuối năm và đầu năm 2023. Bởi NHNN cũng được chỉ đạo là đảm bảo thanh khoản trong mọi điều kiện, kể cả kéo dài các khoản tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại hơn, thậm chí qua Tết âm lịch.

Chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định, quyết định này chắc chắn đã được đưa ra từ những đánh giá toàn diện và thận trọng về lợi ích với cả nền kinh tế. Việc ngân hàng mở lại room tín dụng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp có thêm động lực để hoạt động trở lại trong giai đoạn cuối năm.

Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, tăng room tín dụng sẽ không làm gia tăng lạm phát bởi NHNN đã yêu cầu tín dụng phải rót vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hạn chế lĩnh vực rủi ro.

Trên thực tế, tại nước ta hiện nay đã có hiều tín hiệu cho thấy áp lực đối với lãi suất có xu hướng giảm, từ đó giảm áp lực lên lạm phát. Hơn nữa, NHNN đã áp dụng nhiều công cụ để kiểm soát cung tiền, không chỉ bằng room tín dụng mà còn qua công cụ bán ngoại tệ bình ổn tỷ giá, bơm hút tiền thông qua thị trường mở (OMO)... Do đó, việc nới room tín dụng nhận được nhiều ý kiến đồng tình là sẽ không gây tác động bất lợi tới lạm phát.

Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, NHNN quyết định nới room thời điểm này là nhờ vào bối cảnh, áp lực bên ngoài về lạm phát, lãi suất và tỷ giá đã dịu bớt khá nhiều; lạm phát trong nước được kiểm soát khá tốt; thanh khoản hệ thống ngân hàng đã tốt lên với việc tiền gửi của dân cư tăng trở lại; cùng với đó là nhu cầu về vốn để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và người dân là rất lớn.

Mặc dù tỷ lệ phân bổ về từng ngân hàng chưa được công bố, song NHNN đã nêu nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm các ngân hàng thương mại mới thực hiện việc cắt giảm lãi suất cho vay sẽ có lợi thế hơn. “Điểm danh” các ngân hàng đã thực hiện công tác này những ngày qua có thể kể đến như: Agribank, Vietcombank, HDBank, ACB, MB, ABBank...

Đại diện một ngân hàng cho biết, dự kiến sẽ hoàn tất giải ngân trong vòng một tháng để đáp ứng các hồ sơ vay hiện có, đồng thời luôn hướng nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên để phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, mặc dù những tín hiệu trên là rất tích cực, nhưng theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, áp lực cho việc cân đối vốn từ phía các ngân hàng thương mại là rất lớn, trong bối cảnh thanh khoản trên hệ thống về trung hạn vẫn chưa được cải thiện nhiều do chênh lệch huy động vốn – tín dụng ở mức âm.

Một chuyên gia cũng nhận định, nới room tín dụng chỉ giải quyết thanh khoản cho một số đối tượng doanh nghiệp nên khó tạo sức bật đáng kể nào trong giai đoạn cuối năm nay.

Do đó, TS. Cấn Văn Lực đưa ra khuyến nghị, các tổ chức tín dụng cần chủ động cân đối nguồn vốn huy động, đảm bảo thanh khoản, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tín dụng.

Đồng thời, để tăng hiệu quả cho vấn đề thanh khoản, vị chuyên gia này cho rằng, Bộ Tài chính cần khơi thông mạnh mẽ kênh dẫn vốn từ trái phiếu doanh nghiệp, bởi đây là nguồn vốn trung – dài hạn quan trọng và cũng là để giúp doanh nghiệp thanh toán nợ đáo hạn. Các bộ, ngành địa phương đẩy nhanh, hiệu quả giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế nhằm giảm áp lực nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng.

“Chính phủ cần chỉ đạo khoanh vùng, giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ việc vi phạm trên thị trường vốn vừa qua, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, lấy lại niềm tin của thị trường, người dân và doanh nghiệp”, TS. Cấn Văn Lực nêu rõ.

最近更新