【udinese – inter】Đoàn đàm phán FTA có lắng nghe doanh nghiệp?

时间:2025-01-11 21:08:22来源:88Point 作者:Cúp C2

doan dam phan fta co lang nghe doanh nghiep

Cao su Việt Nam vẫn bấp bênh trong xuất khẩu. Ảnh: Thái Ngọc

Bà Bùi Kim Thùy, phó phòng xuất xứ hàng hóa, Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, đã cho biết như thế tại buổi phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp tận dụng một số ưu đã về quy tắc xuất xứ và thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, được tổ chức tại TPHCM vào cuối tháng 4-2015.

Theo bà Thùy, trước khi diễn ra các vòng đàm phán, thành viên các đoàn đàm phán luôn tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, hiệp hội để xin ý kiến cho sát với thực tế nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Đoàn đàm phán Việt Nam cần doanh nghiệp thúc ép để đưa ra các điều kiện có lợi cho mình nhưng luôn thiếu sự đóng góp này.

Chẳng hạn trong quá trình đàm phán các hiệp định nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng thiếu những đề xuất có lợi cho nông nghiệp từ phía các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Việc xin ý kiến đóng góp qua trang website của bộ, cục cũng rất ít khi nhận được phản hồi từ phía các doanh nghiệp.

Theo bà Thùy, trong khi các hiệp hội như thủy sản, thép, da giày… thường xuyên có có ý kiến, gây sức ép với đoàn đàm phán để có được những điều khoản lợi cho mình, thì cũng còn rất nhiều hiệp hội, doanh nghiệp đã không làm tốt chức năng này.

Trước ý kiến của bà Thùy, đại diện nhiều hiệp hội doanh nghiệp cho rằng ý kiến này chưa sát với thực tế, khi nội dung trong quá trình đàm phán luôn được cho là “bí mật”.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, bày tỏ: Trong quá trình đàm phán các hiệp định, vấn đề gì cũng cho là bí mật, không được cung cấp tài liệu, doanh nghiệp biết gì mà góp ý.

“Đa phần quá trình, nội dung đàm phán trong các hiệp định thương mại, doanh nghiệp phần lớn chỉ biết thông tin qua báo chí, đối tác ở nước ngoài,” ông Hạnh nói.

Tuy nhiên cũng có vài hiệp định phía hiệp hội, doanh nghiệp nhận được yêu cầu góp ý. Nhưng, theo ông Hạnh, nội dung hiệp định quá nhiều, thời gian tiếp cận tài liệu quá gấp nên khó có được những góp ý xác đáng, sâu sắc.

Việc góp ý sẽ hiệu quả hơn nếu bộ phận hỗ trợ đàm phán cho thời gian tiếp cận tài liệu dài hơn, tách ra những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, hiệp hội đó.

Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thanh, đồng tình: "Về chuyện góp ý cho các hiệp định, phía doanh nghiệp, hiệp hội đã kiến nghị nhiều lần, nhưng thông tin đàm phán vẫn không công khai, doanh nghiệp mù tịt. Đừng đòi hỏi doanh nghiệp gây sức ép, góp ý khi họ không biết gì về nội dung đàm phán."

Ông Võ Hoàng An, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết cũng có lúc đoàn đàm phán lấy ý kiến từ phía doanh nghiệp, hiệp hội nhưng chỉ là ý kiến tham khảo.

相关内容
推荐内容