Không phải “ngăn sông,ủtịchHàNộiChuNgọcAnhGiữvữngnhữngchốtchặnởcửangõThủđôlịch thi đấu giải quốc gia đức cấm chợ”
Giữ vững những “chốt chặn” cửa ngõ Thủ đô là điểm mấu chốt trong phương châm, cách làm để ngăn chặn Covid-19 của Hà Nội hiện nay. Đó là: chủ động ngăn dịch bệnh xâm nhập; “khóa chặt” và nhanh chóng dập dịch, phục hồi sản xuất, kinh doanh ở khu công nghiệp và thực hiện cách ly tại nhà, giám sát chặt chẽ với người từ TPHCM và các vùng có dịch ra.
Trong buổi sáng, Chủ tịch UBND Thành phố đã thị sát, kiểm tra 02 chốt kiểm soát chống dịch cửa ngõ Thủ đô là: chốt số 2 tại Quốc lộ 1B (trạm thu phí đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ) và chốt số 20 tại Quốc lộ 2 (đầu vào cao tốc Hà Nội-Lào Cai). Tại đây, Chủ tịch UBND Thành phố đã kiểm tra từng khâu, từng phần việc và động viên các lực lượng đang căng mình làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh: “Các chốt kiểm soát để ngăn chặn dịch bệnh vào thành phố, không phải “ngăn sông, cấm chợ”, Thành phố đảm bảo việc giao thương tự do trong an toàn phòng dịch. Các chốt kiểm soát phải thực hiện các công việc nhanh, hiệu quả nhất, không để ùn tắc, không để người dân phải chờ đợi lâu.”
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo Sở Y tế cùng các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai việc khai báo y tế bằng quét mã QR, ứng dụng CNTT để thực hiện nhanh nhất công tác kiểm dịch cũng như nắm bắt thông tin đầy đủ, kết nối nhanh với địa phương để quản lý người ra vào thành phố, nhất là từ vùng dịch để đảm bảo ngăn chặn hiệu quả Covid-19.
“Đấu nối thông tin ngay từ biển số xe, điện thoại lái xe với các ứng dụng khai báo y tế mà Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng. Thành phố khuyến nghị các lái xe có thể khai báo y tế qua ứng dụng trước và hợp tác với lực lượng chức năng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như người xung quanh”, Chủ tịch UBND Thành phố nói.
Cuối giờ trưa, tại Cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Chủ tịch UBND Thành phố đã kiểm tra công tác phòng chống dịch khi chuyến bay VJ140 của hãng hàng không VietjetAir chở người từ TP.HCM vừa hạ cánh.
Báo cáo với Đoàn kiểm tra, đại diện Cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài cho biết, trong những ngày cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, mỗi ngày có từ 4 đến 6 chuyến bay từ TP.HCM ra Hà Nội với khoảng 700 lượt hành khách. Để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hành khách trước khi lên máy bay đều phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 36 tiếng. Các hành khách bay từ TP.HCM ra Hà Nội đều có lối ra và nhận hành lý theo một đường riêng.
Hằng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội có báo cáo cụ thể danh sách từng chuyến bay, trong đó ghi rõ điện thoại liên hệ và địa chỉ của từng hành khách gửi về cho các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn để Tổ Covid-19 cộng đồng giám sát chặt chẽ cách ly đủ 14 ngày và thực hiện 03 lần xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
Chủ tịch UBND Thành phố ghi nhận, biểu dương các lực lượng chức năng đã thực hiện hiệu quả các công tác phòng chống dịch; cán bộ y tế huyện Sóc Sơn túc trực thực hiện test nhanh Covid-19 cho người cần bay từ Hà Nội trong điều kiện thoáng mát, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Việc phân luồng người bay từ TP.HCM ra cũng được đảm bảo chặt chẽ, giãn cách.
“Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong lúc này, phải luôn trách nhiệm trong từng phút, từng giây bởi đây là “chốt chặn” quan trọng. Các thông tin hành khách phải được chuyển nhanh, kịp thời tới từng Tổ Covid-19 cộng đồng để giám sát chặt chẽ”, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo.
“Làm sạch” địa bàn, ưu tiên hàng đầu là sức khỏe nhân dân
Tại Khu công nghiệp Thăng Long, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố, đại diện huyện Đông Anh cho biết đến sáng nay có thêm 02 ca mắc Covid-19 mới của công ty SEI, nâng tổng số ca lên 46 ca. Huyện đang tiếp tục các công tác kiểm tra, truy vết các ca bệnh; lấy mẫu cộng đồng để rà soát; còn những công nhân của công ty SEI từ 05/7 không ở tại công ty đã lấy mẫu lần 2 và đều có kết quả âm tính.
Một cuộc hội thoại trực tuyến với công ty SEI được kết nối để Chủ tịch UBND Thành phố lắng nghe những đề xuất của công ty. Đại diện công ty SEI cho biết nếu công ty tiếp tục dừng sản xuất sẽ ảnh hưởng chuỗi cung ứng linh kiện cho một nhà sản xuất điện thoại đứng đầu thế giới cũng như việc làm và đời sống của công nhân. Việc cách ly ở công ty lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe người lao động, có nguy cơ lây nhiễm chéo. Vì vậy công ty đề xuất thành phố tạo điều kiện cho công ty thuê thêm cơ sở lưu trú trên địa bàn để giãn cách, tránh lây nhiễm chéo và sẽ tuân thủ mọi quy định phòng, chống dịch và đề xuất cho phép sản xuất trở lại từ 25/7 trong điều kiện tuân thủ mọi quy định phòng, chống dịch.
Chủ tịch Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đặt ra một loạt vấn đề như cách ly an toàn, xét nghiệm thường xuyên… và lãnh đạo huyện và Sở Y tế khẳng định đã được thực hiện nghiêm túc. Chủ tịch UBND Thành phố nêu rõ: nguy cơ tiềm ẩn của tất cả các vùng dịch với Thủ đô là lớn, đòi hỏi phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nguyên tắc phòng, chống dịch đến tận cơ sở, chủ doanh nghiệpphải tăng cường kiểm soát tất cả nhân viên trong điều kiện phòng dịch hiện nay.
Từ ca F0 của công ty SEI ngày 05/7, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu phải có phương án phòng dịch, chủ động trong tất cả các doanh nghiệp; phương án phải chi tiết, linh hoạt để kiểm soát sản xuất, chia ca sản xuất cụ thể gắn với kiểm tra, kiểm soát, tập huấn, diễn tập để nếu có tình huống thì có thể vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh.
Chủ tịch UBND Thành phố chia sẻ với lãnh đạo công ty SEI cũng như các doanh nghiệp, sự vào cuộc trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo của chính quyền cơ sở để chung sức với doanh nghiệp để lo cho công nhân lao động.
Đồng tình đề xuất của huyện để tạo điều kiện cho công ty trở lại sản xuất, để quyết định các phương án tiếp theo cần báo cáo trực tiếp với Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh: “Như Thủ tướng đã chỉ đạo: an toàn và sức khỏe của nhân dân phải đặt trước hết và trên hết… nên ưu tiên hàng đầu lúc này là “làm sạch” địa bàn để ưu tiên phòng chống dịch. Đây là nỗ lực của địa phương, BQL và doanh nghiệp để cùng tìm phương án, có thể chia giãn cách ca lao động tùy vào tình hình cụ thể để đáp ứng yêu cầu vừa “làm sạch” nhanh nhất nhưng phải bảo đảm yêu cầu chống dịch. Phương án cần đưa nơi sản xuất và nơi ở của công nhân gần nhau để quản lý chặt chẽ. Nếu các bên chung tay, phối hợp hiệu quả “làm sạch”, bảo đảm được cả hai yếu tố thì mới quay lại sản xuất”.