Sỏi túi mật là bệnh rất thường gặp và đang có tỷ lệ ngày một tăng hiện nay. Bệnh tập trung nhiều ở người từ 50-60 tuổi. Nên xử trí và điều trị thế nào khi mắc bệnh sỏi túi mật là vấn đề mọi người thường quan tâm,Điềutrịsỏitimậtnhưthếnochođkết quả giải v-league như: Bệnh nhân có thể sống chung với bệnh sỏi túi mật hay không? Phẫu thuật điều trị sỏi túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Có nên tự dùng thuốc đông y để điều trị sỏi túi mật hay không? Theo bác sĩ Phan Thanh Tùng (ảnh), Trưởng Khoa ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, túi mật có chức năng chứa đựng và cô đặc dịch mật nên dễ tạo sỏi. Khi cắt bỏ túi mật sẽ không ảnh hưởng đến đường dẫn mật từ gan xuống tá tràng. Chỉ 30% bệnh nhân sỏi túi mật có triệu chứng đau (có chỉ định phẫu thuật), 70% còn lại hoàn toàn không đau (chưa có chỉ định phẫu thuật). Qua theo dõi các bệnh nhân không đau số chuyển sang đau sau 5 năm là 10%, sau 15 năm là 18%. Như vậy không nhất thiết cắt túi mật phòng ngừa ở người sỏi túi mật không triệu chứng, trừ khi người bệnh có kèm bệnh tim mạch hay đái tháo đường do dễ biến chứng nặng khi viêm túi mật. Sỏi túi mật gây đau nên chữa trị sớm để tránh các biến chứng như viêm túi mật cấp, hoại tử túi mật,… Điều trị sỏi túi mật có hai mục tiêu là hết sỏi và tránh tái phát. Vì vậy, phải cắt bỏ túi mật, nếu chỉ điều trị bằng uống thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể hay mổ lấy sỏi vẫn để lại túi mật thì sỏi sẽ tái phát một thời gian sau. Cũng không nên dùng thuốc tan sỏi đông y hay tây y do hiệu quả hết sỏi chưa được kiểm chứng và không ngăn ngừa được sỏi tái phát. HỒNG DIỄM ghi |