【keo nha cai nhan dinh keo giai ma keo】Vòng xoáy nguy hiểm

时间:2025-01-11 08:10:27来源:88Point 作者:Cúp C1

vong xoay nguy hiem

Cha con cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal.

Nga và Anh đã "lời qua tiếng lại" sau khi ông Skripal,òngxoáynguyhiểkeo nha cai nhan dinh keo giai ma keo 66 tuổi, và con gái Yulia được tìm thấy trong trạng thái bất tỉnh hôm 4/3 tại thành phố Salisbury, Tây Nam nước Anh. London cho là ông Skripal có thể bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok được sản xuất tại Nga và nhiều khả năng Moscow dính dáng đến vụ đầu độc này. Do đó, phía Anh đã đặt thời hạn để Nga giải thích về việc chất độc hóa học Novichok được tìm thấy trong vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal vào nửa đêm 13/3.

Tuy nhiên, phía Nga giải thích sở dĩ không trả lời tối hậu thư của Anh là do đến nay, các chuyên gia Moscow vẫn chưa được tiếp cận với mẫu chất độc thần kinh được cho là đã được sử dụng trong vụ đầu độc trên và hành động của chính quyền Anh chẳng qua là một "trò diễn xiếc", một chiến dịch thông tin – chính trị "dựa trên sự khiêu khích”. Moscow tuyên bố hoàn toàn không liên quan đến vụ việc xảy ra tại thành phố Salisbury, đồng thời khẳng định cáo buộc này của Anh là không có căn cứ và mang động cơ chính trị nhằm đưa thông tin sai lệch cho cộng đồng quốc tế, điều mà Nga không thể chấp nhận.

Tình hình trên buộc Nga và Anh phải kiểm soát tốt tình hình nếu không quan hệ hai nước sẽ rơi xuống một giai đoạn xấu chưa từng có kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thậm chí có khả năng biến thành khủng hoảng quốc tế.

Theo Giám đốc Hội đồng Đối ngoại Nga về các vấn đề quốc tế (RCMD) Andrey Kortunov, việc Thủ tướng May tuyên bố rằng vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal có thể “là một hành động trực tiếp của Nga” hoặc Nga “đã mất kiểm soát” khi sử dụng chất đầu độc thần kinh có khả năng dẫn tới nguy cơ Anh phát động một cuộc tấn công hệ thống máy tính của Nga theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ). Bên cạnh đó, Anh cũng có thể viện đến các điều khoản của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm tìm kiếm một mạng lưới đồng minh rộng lớn hơn trong NATO.

Thực tế cho thấy các đồng minh của Anh trong NATO đều “bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc lần đầu tiên xảy ra vụ tấn công bằng chất độc thần kinh ở lãnh thổ NATO kể từ khi tổ chức này thành lập” và NATO coi đây là “đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế”. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng kêu gọi Nga công bố đầy đủ chi tiết chương trình Novichok. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) Donald Tusk (Đô-nan Tu-xcơ) cũng bày tỏ "đoàn kết hoàn toàn" với Anh, đồng thời cho biết vấn đề này sẽ được bàn thảo trong Hội nghị thượng đỉnh của EU, dự kiến diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào tuần tới. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhất trí với quan điểm của Anh, coi vụ tấn công này là “một hành động vô cùng nghiêm trọng”. Ông đồng thời khẳng định sự đoàn kết của Paris với “đồng minh chiến lược” London. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định EU có lập trường chung trong vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal. Mặc dù coi những cáo buộc của Anh là nghiêm túc song EU cho rằng nên tiếp tục duy trì liên lạc và đối thoại với Nga để giải quyết những bất đồng giữa hai bên.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga tại Anh bằng chất độc thần kinh là "không thể chấp nhận được" và kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra toàn diện. Dẫn lời TTK LHQ, người phát ngôn LHQ Farhan Haq nêu rõ: “Sử dụng chất độc thần kinh làm vũ khí dù trong bất kỳ tình huống nào cũng là không thể chấp nhận được và quốc gia sử dụng nó sẽ bị đánh giá là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”.

Rõ ràng, khi sự thật chưa được làm sáng tỏ, Nga và Anh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra các hành động nhằm tránh bị lún sâu vào khủng hoảng ngoại giao, tránh để tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát, như tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Tobias Ellwood. Hơn bao giờ hết, tất cả các bên cần ý thức được mối quan hệ song phương hiện đang ở trạng thái “rơi tự do”, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để “sửa chữa” mối quan hệ này.

相关内容
推荐内容