游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:28:57
Đến dự lễ cắt băng khai trương “Triển lãm tranh,ểnlãmtranhsảnphẩmsơnmàiViệtNamvàbiểudiễnnghệthuậttạiPhátỷ số rosenborg sản phẩm sơn mài Việt Nam” chiều tối 14/9 có sự tham dự của ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Pháp; Ông Mã Thế Anh, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; ông Tăng Thanh Sơn, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp cùng đại diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế; các họa sĩ, nghệ sĩ Việt kiều và đông đảo du khách quốc tế.
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Mã Thế Anh nhấn mạnh: “Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài Việt Nam” là hoạt động ý nghĩa, giới thiệu tới công chúng Pháp và các bạn bè quốc tế yêu mến mỹ thuật nói chung và nghệ thuật sơn mài nói riêng “40 tác phẩm/sản phẩm” của các họa sĩ, nghệ sĩ tiêu biểu đang hoạt động, nghiên cứu, sáng tác tác phẩm sơn mài Việt Nam như tác phẩm “Ngày mùa” của họa sĩ Thành Chương, “Việc làng” của họa sĩ Phan Cẩm Thượng, “Phơi lưới” của họa sĩ Lê Văn Hải, “Quê nhà” của họa sĩ Nguyễn Trường Linh, “Bóng nước” của họa sĩ Công Kim Hoa, “Men and Women” của họa sĩ Đoàn Thị Thu Hương; “Người phụ nữ trong Hoàng cung” của họa sĩ Bùi Hữu Hùng, tác phẩm điêu khắc “Gà đẻ trứng vàng, Ngựa” của nghệ nhân, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát…).
Các bức tranh, bức tượng sơn mài trong triển lãm thể hiện giá trị thẩm mỹ đặc biệt, đặc sắc với vẻ đẹp kỳ diệu ẩn sâu dưới lớp sơn vừa sang trọng, vừa lộng lẫy lại rất đằm thắm, tinh tế của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Với mong muốn không chỉ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp, mà còn thực hiện mục tiêu phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam và xây dựng thương hiệu quốc gia của ngành văn hóa nói chung và lĩnh vực mỹ thuật nói riêng; sự kiện “quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam” góp phần mở rộng quan hệ hợp tác văn hóa nghệ thuật, du lịch giữa hai nước Việt Nam - Cộng hòa Pháp.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp, ông Mã Thế Anh khẳng định, hoạt động triển lãm lần này nhằm phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam và xây dựng thương hiệu quốc gia của ngành văn hóa nói chung và lĩnh vực mỹ thuật nói riêng; cũng như tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa hai nước Việt Nam và Pháp. Ông cho biết, việc triển khai tổ chức một triển lãm quy mô lớn như này ở nước ngoài cần rất nhiều nỗ lực, công sức và sự cố gắng của các cơ quan đơn vị và các nghệ sĩ. Những bức tranh sơn mài thường khá nặng, kích thước lớn nên việc vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc bảo quản tránh hư hại. Thông qua triển lãm lần này, ông hi vọng có thể giới thiệu văn hóa dân tộc, mỹ thuật và đất nước, con người Việt Nam nói chung cũng như giới thiệu nghề sơn cổ truyền, nghệ thuật hội họa sơn mài hiện đại Việt Nam nói riêng, qua đó tiếp tục tiếp cận, quảng bá cho thị trường Mỹ thuật Việt Nam.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này. Đại sứ cho rằng, triển lãm sẽ mang đến cho bạn bè quốc tế một góc nhìn mới về đất nước, con người Việt Nam. Qua hoạt động quảng bá, tuyên truyền này, bạn bè quốc tế không chỉ biết đến Việt Nam là một đất nước anh hùng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, mà Việt Nam còn có sự phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt và người Việt Nam cũng là những con người tài hoa trong nghệ thuật.
Về phần mình, ông Tăng Thanh Sơn, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp chia sẻ, các đơn vị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tìm những phương án tốt nhất để có thể tổ chức một chuỗi các sự kiện văn hóa nhằm quảng bá hình ảnh và đất nước con người Việt Nam, với các tiết mục, sản phẩm, tác phẩm có chất lượng, giúp Việt Nam hội nhập, nhưng không làm mất đi bản sắc dân tộc.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接