您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ty sô mu】OECD: Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng GDP trong nhóm ASEAN

Cúp C272人已围观

简介Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GDP trong nhóm ASEAN-5 giai đoạn 2016-2020. Báo cáo về tr ...

oecd viet nam dan dau tang truong gdp trong nhom asean 5

Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GDP trong nhóm ASEAN-5 giai đoạn 2016-2020.

Báo cáo về triển vọng phát triển kinh tế trong khu vực châu Á của OECD đã tập trung vào 5 quốc gia phát triển hàng đầu Đông Nam Á và 2 quốc gia có nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể,ệtNamdẫnđầutăngtrưởngGDPtrongnhóty sô mu theo báo cáo mới được công bố này, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á (bao gồm 5 nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ) đang là khá ổn định trong năm 2015, dao động ở mức 6,5%, và dự kiến trong giai đoạn (2016-20) với mức trung bình đạt hơn 6%/ năm. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chậm lại trong khi Ấn Độ sẽ vươn lên mạnh mẽ và trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực.

Trong khi đó, tăng trưởng GDP của khu vực ASEAN được công bố là đạt khoảng 4,6% vào năm 2015 và 5,2% trong giai đoạn 2016-2020, chủ yếu dựa vào tốc độ tăng trưởng cao của Philippines và Việt Nam dẫn đầu trong nhóm các nước ASEAN-5 và sự bứt tốc của nhóm CLM (Campuchia, Lào và Myanmar). Tiêu dùng cá nhân là nguyên nhân chính đóng góp vào tăng trưởng chung của khu vực Đông Nam Á, trong khi xuất khẩu sẽ đóng góp ít hơn so với giai đoạn trước.

Tầm nhìn tới năm 2020

Nhìn vào bảng thống kê tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á (khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ) đã có một sự dao động nhẹ song tốc độ tăng trưởng GDP vẫn được dự báo đạt mức trung bình khoảng 6,2%/ năm trong gia đoạn 2016-2020.

Đáng chú ý ở đây có Trung Quốc, khi quốc gia này đã bắt đầu tăng trưởng chậm dại, dưới mức 7% so với giai đoạn bùng nổ 2011-2013. Sự sụt giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc cũng sẽ gây áp lực tới phần còn lại của khu vực. 10 nước trong khu vực ASEAN được dự đoán sẽ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,2% trong giai đoạn 2020.

Bên cạnh đó, báo cáo của OECD cũng chỉ ra rằng, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cần phải dành nhiều sự ưu tiên hơn cho mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững, tăng trưởng với chất lượng cao; đồng thời việc xây dựng các chiến lược phát triển mới cũng sẽ đòi hỏi việc áp dụng những chính sách cải cách toàn diện đối với các DN vừa và nhỏ, vấn đề về hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng, thị trường lao động, chính sách môi trường, cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, an sinh xã hội và du lịch. Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch thúc đẩy phát triển ở châu Á nói chung và OECD nói riêng mới nổi cần phải cải thiện một cách đồng bộ.

Triển vọng từ các quốc gia mới nổi trong khu vực ASEAN

Việt Nam và Philippines được dự báo là sẽ cho thấy một sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 6% từ nay cho đến năm 2020. Theo đó, tăng trưởng của Việt Nam sẽ được thúc đẩy nhanh chóng do đầu tư cố định và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.

Xuất khẩu ròng của Việt Nam tăng được cho là nguyên nhân sẽ làm hạn chế việc nhập siêu, vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay của Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động khu vực tư nhân của Việt Nam cũng sẽ được cải thiện, với mức tăng trưởng doanh số bán lẻ tăng mạnh, đi cùng với đó là chiến lược tái cơ cấu trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và khối các ngân hàng sẽ giúp tăng trưởng đạt mức khá.

Bên cạnh đó, Philippines sẽ được hưởng lợi do đà tăng mạnh từ nhu cầu trong nước, lượng kiều hối cũng ngày càng gia tăng. Philippines sẽ được hưởng lợi đáng kể do trở thành một điểm đến hấp dẫn về FDI. Tuy nhiên, rủi ro về vấn đề việc làm và môi trường kinh doanh vẫn cần phải được cải thiện tại quốc gia này.

Tags:

相关文章