Năm 1973,ậndụngsángtạotưtưởngngoạigiaoHồChíxem keo bong 88 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Thủ đô Paris (Pháp), Hiệp định Paris - hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - chính thức được ký kết. Ảnh: TTXVN |
Bài học Bác dạy còn nguyên giá trị
Không khí những ngày này 48 năm trước, sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn được ông Vũ Khoan, nguyên Phó thủ tướng nhớ như in. “Có lẽ, chỉ có 2 thời khắc lịch sử tưng bừng như vậy mà tôi được chứng kiến, đó là sau hòa đàm Paris năm 1973 và sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975”, ông nói.
Theo ông Vũ Khoan, cuộc hòa đàm Paris đã giúp chúng ta thực hiện được một nửa lời dặn của Bác Hồ, đó là “đánh cho Mỹ cút”, để 2 năm sau, chúng ta hoàn thành vế còn lại là “đánh cho ngụy nhào”, thống nhất đất nước.
Được đi theo đoàn của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris khi Tết Nguyên đán Quý Sửu 1973 đang gần kề, sau 50 năm, ông Vũ Khoan vẫn nhớ như in những đại lộ dẫn đến Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber ở Thủ đô Paris, nơi diễn ra lễ ký Hiệp định; khung cảnh tràn ngập cờ hoa của bà con kiều bào và bạn bè quốc tế bên ngoài Kléber. Tất cả đều đổ về đại lộ Kléber ăn mừng chiến thắng.
“Trên đường về nước, phái đoàn ngoại giao Việt Nam đi qua Mátxcơva, Bắc Kinh được lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc tổ chức chào mừng rất long trọng. Đặc biệt, khi phái đoàn về đến sân bay Gia Lâm, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, các đồng chí lãnh đạo cùng với nhân dân khi đó đã có hòa bình, nên mặc những bộ quần áo hoa, sáng màu ra đón rất tưng bừng”, ông Vũ Khoan nhớ lại.
Và rồi ngay sau ngày 30/4/1975, ông Vũ Khoan nhận quyết định tháp tùng Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh sang Liên Xô dự Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/1975). “Sự kiện này bỗng trở thành một cuộc chúc mừng cho hòa bình tại Việt Nam. Không khí đó khiến tôi rất xúc động và là một kỷ niệm đẹp trong sự nghiệp của tôi”, ông kể.
Suy ngẫm về Hiệp định Paris, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đánh giá, quá trình chuẩn bị và tiến hành cuộc đàm phán Paris để lại biết bao bài học cho những người làm ngoại giao của Việt Nam.
Để dễ nhớ, cá nhân ông đã quy những bài học ấy thành 4 cụm từ bắt đầu bằng chữ “K”, đó là: “kết hợp”, “kiên định”, “kiên trì” và “khôn khéo”.
Thứ nhất, theo ông Vũ Khoan, chúng ta đã kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc và kết hợp giữa các mặt trận khác nhau là chính trị, quân sự và ngoại giao, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của quốc tế.
“Bác Hồ đã dạy phải trông vào thực lực: ‘Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn’. Trong điều kiện đất nước còn thiếu thốn về vật chất, muốn vững mạnh, thì phải tạo được sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh đoàn kết quốc tế, sức mạnh tranh thủ lòng dân”, ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
- Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan