【kết quả uefa europa league】Ngoại xả hàng, nội tung tỷ USD/phiên, chứng khoán hưởng lợi nhờ cú hích cuối năm

时间:2025-01-25 16:32:26 来源:88Point

Nội lạc quan át ngoại xả hàng

Thị trường chứng khoán ghi nhận tuần giao dịch 4-8/12 khá sôi động với thanh khoản tăng mạnh và sự lạc quan của các nhà đầu tư trong nước,ạixảhàngnộitungtỷUSDphiênchứngkhoánhưởnglợinhờcúhíchcuốinăkết quả uefa europa league át đi áp lực xả hàng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Dòng tiền tỷ USD mỗi phiên là tín hiệu tích cực và sự luân chuyển của dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu đã giúp thị trường chung nhích dần lên.

Trong tuần 4-8/12, thị trường chứng khoán đón nhận khá nhiều thông tin trái chiều. Ngay đầu tuần, thông tin về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể đảo chiều chính sách tiền tệ, giảm lãi suất ngay từ quý I/2024 đã tác động tích cực lên tâm lý các nhà đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng đồng USD sẽ quay đầu giảm giá, tỷ giá tại các nước, trong đó có USD/VND tại Việt Nam sẽ tiếp tục hạ nhiệt. Việc Mỹ giảm lãi suất cũng được kỳ vọng sẽ khiến dòng tiền bớt chạy về nền kinh tế số 1 thế giới.

Trong phiên đầu tuần, chỉ số VN-Index tăng mạnh hơn 18 điểm (tương đương tăng 1,67%) lên trên ngưỡng 1.120 điểm.

Thông tin OPEC+ có thể sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu, rồi sau đó là tình hình xuất khẩu của nhóm thủy sản cũng như nhóm ngành thép ghi nhận sản lượng bán hàng tăng mạnh (trong đó Hòa Phát ghi nhận tháng 11 bán tăng 60% so với cùng kỳ)… đã tác động tích cực tới thị trường chứng khoán.

Chỉ số VN-Index tăng trong các phiên ngày thứ 4 (ngày 6/12) và thứ Sáu (ngày 8/12).

Tuy nhiên, xen kẽ các phiên tăng vẫn có các phiên giảm điểm nhẹ. 

Giới đầu tư vẫn khá thận trọng khi các quan chức Fed đưa ra tuyên bố có thể chưa sớm hạ lãi suất. Một đồng USD mạnh trở lại vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người trong thời gian qua. Hơn thế, nỗi lo được đẩy lên cao hơn khi các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) vẫn liên tục bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Trong tuần, khối ngoại đã bán ròng hơn 4.057 tỷ đồng, tập trung vào nhóm bất động sản. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp của nhóm này. Cụ thể, khối ngoại bán ròng 3.954 tỷ đồng trên HOSE, tăng 461% so với tuần trước; bán ròng 73 tỷ đồng trên HNX, tăng 523% và bán 30 tỷ đồng tren Upcom, giảm 7%. Ngược lại, mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm hóa chất, công nghệ thông tin.

dongvonngoai vn 2.jpg
Dòng tiền nội vào thị trường chứng khoán đang khá mạnh.

Tính từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng 19.126 tỷ đồng cổ phiếu Việt, vượt giá trị bán ròng hơn 15.700 tỷ đồng trong cả năm 2020.

Ở chiều ngược lại, dòng tiền nội vào rất mạnh, qua đó kéo thanh khoản trên thị trường chứng khoán tăng vọt.

Tính chung cả tuần 4-8/12, chỉ số VN-Index tăng 22,28 điểm, tương đương hơn 2% so với cuối tuần trước. Chỉ số HNX-Index tăng 2,18% lên 231,2 điểm. Upcom-Index tăng nhẹ 0,6% lên 85,71 điểm.

Nhóm cổ phiếu trụ cột trong tuần phân hóa. Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (BCM) tăng 11,7%; Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang tăng 7,6%; Ngân hàng Đầu tư Phát triển BIDV tăng 6,4%...

Nược lại, Vinhomes (VHM) là cổ phiếu bị khối ngoại bán mạnh và giảm 3,1% trong tuần. Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) giảm 2,1%; VietJet (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo giảm 1,1%...

Trong tuần, thanh khoản tăng 60% so với tuần trước lên 24.237 tỷ đồng/phiên.

Dòng tiền luân chuyển, VN-Index lên từ từ

Cho dù rung lắc nhưng nhìn chung thị trường vẫn đang duy trì xu hướng tích lũy và đi lên một cách từ từ. Dòng tiền có sự luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu để giữ nhịp và duy trì sự hứng khởi cho thị trường. 

Một điểm được nhiều người chú ý là dòng tiền nội có xu hướng cải thiện trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành việc bơm trả toàn bộ lượng tiền rút ròng khỏi hệ thống khi lượng tín phiếu đã phát hành trước đó đáo hạn.

Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Chứng khoán VnDirect, với ưu tiên của Chính phủ hiện nay là tập trung cho tăng trưởng kinh tế thì thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ tiếp tục được hưởng lợi. 

Theo đó, trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì các buổi họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho tăng trưởng, khơi thông dòng vốn tín dụng. Trong đó, NHNN được yêu cầu đẩy mạnh hơn tín dụng nhằm cung ứng vốn cho nền kinh tế, xem xét hoãn Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách... và giảm hơn nữa mặt bằng lãi suất cho vay.

Theo ông Hinh, những chính sách này nếu được thực hiện quyết liệt sẽ góp phần cải thiện bức tranh tín dụng và tăng trưởng của nền kinh tế và qua đó tác động tích cực tới thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh đó, chuyên gia VNDirect cho rằng chỉ số VN-Index có thể tiếp tục duy trì xu hướng tích lũy và đi lên từ từ nhằm hướng tới vùng kháng cự 1.140-1.150 điểm trong những tuần cuối tháng 12. 

Dù vậy, xen kẽ trong xu hướng đi lên của thị trường sẽ xuất hiện những phiên rung lắc.

Đại diện Chứng khoán CSI cũng cho rằng, tín hiệu tích cực vẫn chiếm ưu thế hơn dù thị trường gặp áp lực bán ròng liên tục của khối ngoại. Theo đó, dòng tiền nội đang rất mạnh. Dòng tiền lớn có dấu hiệu nhập cuộc mỗi khi VN-Index có sự chiết khấu giá rẻ trong một phiên. Ở thời điểm hiện tại, VN-Index vẫn đóng cửa trên  trung bình MA200 sau 4 phiên dao động tích lũy quanh ngưỡng này.

Về khối ngoại, hoạt động bán ròng trong thời gian qua được cho có thể bắt nguồn từ động thái chốt lời cuối năm, và sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu. Bên cạnh đó, hàng hóa trên TTCK Việt Nam vẫn chưa thực sự đa dạng và đủ lớn cũng như có những ngành hot để hút vốn ngoại.

Trên thực tế, không riêng gì Việt Nam, hầu hết các nước đang phát triển ghi nhận rút ròng như vậy. Và dòng tiền được đánh giá sẽ đảo chiều khi Mỹ giảm lãi suất.

Khối ngoại hiện đang chiếm khoáng dưới 10% giá trị giao dịch trên toàn thị trường. Do vậy, tác động của nhóm này được cho là không quá lớn.

Hiện, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, với cơ sở là mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định, xuất nhập khẩu tăng trưởng trở lại và đầu tư công được đẩy mạnh…

Hôm 8/12, Fitch Ratings nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ BB nên BB+ với triển vọng ổn định. Đây là một tin tốt cho triển vọng kinh tế Việt Nam. Theo Fitch Ratings, việc nâng hạng phản ánh triển vọng tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam thuận lợi, được củng cố bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này sẽ giúp cải thiện bền vững các chỉ số cơ cấu tín dụng.

Cũng theo Fitch Ratings, dự báo tăng trưởng trung hạn tại Việt Nam đạt khoảng 7%. Và Việt tiếp tục thu hút được dòng vốn FDI trong bối cảnh thế giới đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam có lợi thế về chi phí, lực lượng lao động dồi dào cùng số lượng các hiệp định tự do thương mại (FTAs) phong phú.

Việc nâng cấp quan hệ với Mỹ lên "Đối tác chiến lược toàn diện" sẽ tiếp tục thúc đẩy thu hút FDI mạnh mẽ hơn vào Việt Nam.

Theo kịch bản cơ sở, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến giảm xuống 4,8% vào năm 2023. Mức tăng trưởng trong  năm 2024 sẽ tăng lên 6,3% và lên mức 6,5% trong năm 2025.

推荐内容