当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số u21】Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông nghiệp

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông nghiệp
Quang cảnh Diễn đàn.

Ngày 22/9, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”.

Diễn đàn nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương và đề xuất các giải pháp xúc tiến thương mại. Thông qua diễn đàn, các sản phẩm đặc sản địa phương được giới thiệu cho khách du lịch với kỳ vọng đạt được mục tiêu kép, vừa phát triển du lịch, vừa giúp tiêu thụ sản phẩm nông sản tốt hơn.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, Việt Nam hiện có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, các trung tâm OCOP đang hình thành, nhiều doanh nghiệp chú trọng liên kết với các địa phương trong tiêu thụ OCOP.

Trong 5 năm vừa qua, Bộ NN-PTNT đã tập trung phát triển OCOP trong nước, phát triển số lượng, củng cố chất lượng. Mỗi đặc sản địa phương mang đặc trưng khác nhau của từng vùng miền. Bộ NN-PTNT đang định hướng đưa sản phẩm OCOP ra nước ngoài, kết nối thông qua các Đại sứ quán, tổ chức hội chợ OCOP tại châu Âu.

Không gian OCOP Nhân văn
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam và các đại biểu tham quan gian hàng tại "Không gian OCOP Nhân văn" .

Về phát triển du lịch nông thôn, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, Thủ tướng đã ban hành quyết định về phát triển du lịch nông thôn. Bộ NN-PTNT ký văn bản liên tịch với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phát triển chương trình này. Vấn đề này đang là xu hướng của thế giới, lợi thế của Việt Nam. Bộ NN-PTNT muốn khai thác lĩnh vực này thành ngành kinh tế du lịch nông thôn và trở thành thương hiệu của Việt Nam, với sự hỗ trợ từ các sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên theo nhiều đại biểu, trên thực tế nhiều công ty du lịch chưa quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm OCOP ở địa phương. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty Saigon Asset cho biết, việc thiết kế các tour tuyến đã hợp tác với nhiều đơn vị sản xuất OCOP. Ban đầu, khi các đơn vị chưa có thương hiệu, họ khá cởi mở khi hợp tác với công ty. Nhưng khi họ có thương hiệu rồi họ lại muốn tách ra hoặc phá vỡ hợp tác. Đây là yếu tố thiếu công bằng, vì vậy cần có cơ chế để đảm bảo tính bền vững hợp tác giữa các công ty du lịch nông thôn và các đơn vị địa phương.

Mặt khác, theo ông Nghĩa, sản phẩm OCOP là sản phẩm đặc thù của từng địa phương, nhưng khi đã phát triển hơn 10.000 sản phẩm nên việc trùng lặp các sản phẩm đang diễn ra khá nhiều. Chẳng hạn như quả bưởi da xanh, xuất phát đầu tiên ở Bến Tre nhưng khi khách du lịch tới miền Trung cũng được giới thiệu là đặc sản nơi đây…

Tương tự, bà Phan Yến Ly, Giám đốc Công ty Tư vấn Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam nhận định, sản phẩm OCOP ở Việt Nam tuy đa dạng nhưng chưa có tính đặc trưng. Góc nhìn của nhà lữ hành cho thấy ngành du lịch “xanh” đang phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân nhưng nhỏ lẻ, manh mún và có nhiều sự trùng lặp giữa sản phẩm OCOP các xã, huyện.

Do đó, bà Phan Yến Ly đề xuất giải pháp “Mỗi huyện, mỗi xã một sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng” và được đồng bộ hóa chương trình OCOP, vốn đã rất thành công trong phát triển đặc thù vùng miền thông qua sản phẩm văn hóa. Giải pháp này đã được TPHCM triển khai giúp huy động nguồn lực của các địa phương trong việc khai thác tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Chương trình đã truyền cảm hứng cho người làm du lịch ở TPHCM. Vì vậy, có thể lan rộng mô hình nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch vùng miền, thu hút sự quan tâm của du khách về nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử, ẩm thực và cả nông nghiệp đặc trưng các địa phương.

分享到: