88Point88Point

【ti so bong chuyen】VRDF 2020: Hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh, theo hướng bền vững

Hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại,ànhđộngđểphụchồităngtrưởngnhanhtheohướngbềnvữti so bong chuyen hội nhập VRDF 2019: Ưu tiên và hành động vì một Việt Nam thịnh vượng

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm nay, lần đầu tiên Diễn đàn được tổ chức kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

4101-vrdf-dien-dan-cai-cach-phat-trien2020

Không nhất thiết thu nhiều vốn FDI mà phải tối ưu hóa sử dụng FDI

Theo các chuyên gia tại Diễn đàn, không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới, tất cả đều xác định rằng, đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc. Vì thế, muốn hành động để phục hồi kinh tế, muốn xây dựng chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm tới, hay trước nhất là kế hoạch năm 2021, đều phải đặt trong bối cảnh Covid-19 đang hiện hữu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi đánh giá về việc thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng đã thẳng thắn rằng, kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều mặt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thiếu tính bền vững.

Do đó, “Hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19” là vấn đề đại sự của kinh tế Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII, đang xây dựng Chiến lược 10 năm 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2026.

Phát biểu tại Diễn đàn VRDF 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, GDP 6 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt mức tăng trưởng dương, đạt gần 2%; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 11,9 tỷ USD; sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong những tháng vừa qua…, cả vốn cam kết và vốn giải ngân đều tích cực.

Đây là những thành tựu rất đáng tự hào của Việt Nam trong bối cảnh suy giảm mạnh trên toàn cầu do cú sốc Covid-19” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào, dự báo Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ trong thời gian tới. Đó là, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tạo ra sự bất ổn lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội trên toàn cầu; trong khi căng thẳng thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, biến động chính trị tiếp tục gia tăng, thì kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế, yếu kém nội tại của một nền kinh tế đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn, lao động giá rẻ và khu vực đầu tư nước ngoài.

Do đó, trong trung và dài hạn, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác, giải quyết các thách thức môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ... là những nhiệm vụ phát triển lớn đặt ra với Việt Nam” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.

Còn trong ngắn hạn, vấn đề đặt ra là: cần nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển xuất hiện từ khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Theo bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, thách thức đối với Việt Nam là không nhất thiết thu nhiều vốn FDI mà phải tối ưu hóa sử dụng FDI, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực.

Việt Nam đã bắt tay vào chuyển đổi số và có thể cần làm nhiều việc hơn thế nữa. Do vậy Chính phủ Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình này thông qua Đề án Dịch vụ công Quốc gia, xây dựng cở sở dữ liệu, xây dựng hệ sinh thái bao trùm”- bà Carolyn Turk nói.

Tham gia Diễn đàn VRDF 2020 qua công cụ họp trực tuyến, TS. Jonathan Pincus - cố vấn quốc tế cao cấp, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) - cho rằng, Việt Nam vẫn hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia (MNE) đang tìm kiếm các nền tảng xuất khẩu chi phí thấp do tiền lương ở Trung Quốc tăng lên và tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ gia tăng.

Theo tiến sĩ, thách thức đối với chế độ thương mại đa phương sẽ có lợi cho FDI trong khu vực và việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại và đầu tư song phương/khu vực là một điểm đáng quý.

FDI mang lại lợi ích, nhưng cũng kéo theo chi phí. Do đó, "Việt Nam nên tập trung phát triển các ngành sản xuất ít thâm dụng lao động, các ngành kinh tế xanh, hướng đến tính hiệu quả thay vì số lượng. Cần thu hút FDI hiệu quả theo hướng các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Thách thức của Việt Nam không phải là thu hút thêm FDI mà là tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong nước để kết nối với FDI, gia tăng hàm lượng công nghệ, công nghiệp" - TS. Jonathan Pincus nói.

Chuẩn bị tốt cho 'tình trạng bình thường mới' của các chuỗi cung ứng

Có thể nói, đại dịch đã tác động lớn đến dòng vốn FDI và các chuỗi giá trị toàn cầu. Bà Victoria Kwakwa - Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương WB – cho biết, Việt Nam đã phát triển cực kỳ tốt trong giai đoạn sau khủng hoảng toàn cầu 2009-2017 với tốc độ tăng trưởng cao nhất về giá trị chuỗi cung ứng toàn cầu, và nằm trong tốp 5 quốc gia có tốc độ tăng vốn FDI cao nhất. Đặc biệt, Việt Nam đã thành công trong việc hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu chế biến chế tạo nhẹ, thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng việc làm.

Tuy nhiên, theo bà Victoria Kwakwa, mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế. Mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới, mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu vẫn thấp hơn so với các nước cùng khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines; Mức độ tham gia của Việt Nam vào các công đoạn tinh vi phức tạp của Việt Nam vẫn còn thấp.

Theo ước tính của WB, cứ 1% tăng lên trong sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên hơn 1% - nhiều hơn khoảng hai lần so với thương mại truyền thống, do vậy tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng sẽ là quan trọng để Việt Nam thúc đẩy nhanh năng suất và tăng trưởng.

Để chuẩn bị tốt cho việc phục hồi mạnh mẽ và tận dụng các cơ hội mới xuất hiện, bà Victoria Kwakwa cho rằng, trong ngắn hạn việc đa dạng hóa các công ty đa quốc gia phụ thuộc vào triển vọng phục hồi của các cơ sở sản xuất thay thế. Trong trung hạn, việc chuẩn bị tốt cho 'tình trạng bình thường mới' của các chuỗi cung ứng là điều quan trọng. Trong dài hạn, Việt Nam cần thu hẹp khoảng cách về năng suất và tiến tới giới hạn về năng suất.

Đối với Việt Nam, cần nhấn mạnh vào phát triển kỹ năng và xây dựng năng lực R&D, cũng như thực hiện hữu hiệu đột phá của Việt Nam về cải cách thể chế.

Ngoài ra, Việt Nam cần chuẩn bị cho sự dịch chuyển tương lai trong các chuỗi cung ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ đối với thị trường lao động. “Tôi muốn đưa ra một công thức bánh (P.I.E) Trung thu cho thành công của Việt Nam. Công thức này bao gồm: một Khu vực tư nhân sôi động và sáng tạo có mối liên kết chặt chẽ với FDI (P), các Thể chế hữu hiệu (I) và Giáo dục có chất lượng (E)” - bà Kwakwa chia sẻ và bày tỏ hi vọng rằng tất cả mọi người đều nhận được phần bánh công bằng.

Với một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP đã có hiệu lực; Việt Nam đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu; cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số cũng đang rộng mở; các lĩnh vực đổi mới, sáng tạo cũng có bước tiến mạnh mẽ, vững chắc… Điều này đòi hỏi Việt Nam phải chủ động đưa ra đường hướng chiến lược, các quyết sách cho tương lai phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, khắc phục tồn tại, khó khăn và tận dụng được những tiềm năng và cơ hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam nhất thiết cần có được “tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm”; phải có “tư duy vượt lên trước” chứ nhất quyết không chịu “đi theo, đi sau”.

Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nắm chặt lấy các cơ hội, bắt kịp, tiến cùng sự phát triển của thế giới. Ngược lại, nếu không nhanh chóng tận dụng thời cơ và đổi mới tư duy, thì nguy cơ tụt hậu, khoảng cách phát triển của Việt Nam với các quốc gia sẽ ngày càng lớn hơn” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

赞(5632)
未经允许不得转载:>88Point » 【ti so bong chuyen】VRDF 2020: Hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh, theo hướng bền vững