Vào Quốc Học,àolớpcầnlựachọnsángsuốnhận định bóng đá la liga ước mơ của nhiều học sinh trung học cơ sở
Số trường thi tuyển không tăng
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chốt phương thức tuyển sinh cho các trường THPT: chuyên Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trường Tộ, Cao Thắng (Huế) Thuận An (Phú Vang), Phú Bài (Hương Thuỷ) và Trường Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh.
Trừ Trường THPT chuyên Quốc Học tuyển sinh theo hình thức thi tuyển để chọn ra các học sinh ưu tú xây dựng nguồn giáo dục chất lượng cao, Trường DTNT thi và xét tuyển để tuyển chọn 100 học sinh là người dân tộc thiểu số (trong đó, không quá 5% là học sinh dân tộc Kinh có thời gian lưu trú tại miền núi trên 3 năm), 6 trường còn lại tuyển sinh theo hình thức thi cộng xét tuyển. Như vậy, số lượng các trường THPT có tổ chức thi tuyển của năm học 2017-2018 không tăng.
Trường THPT chuyên Quốc Học tuyển 420 em cho 14 lớp chuyên, gồm: toán, văn, sinh, sử, địa, lý, hóa, tin và ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật). Các thí sinh đăng ký vào Quốc Học thi ba môn (văn, toán, ngoại ngữ lấy điểm hệ số) như các thí sinh khác để lấy kết quả vào THPT và thi môn chuyên (hệ số 2). Sau khi thi 3 môn chung, ngày 4/6 các thí sinh thi môn chuyên (sáng: văn, toán, tiếng Anh; chiều: các môn còn lại. Môn ngoại ngữ thi thêm phần nói: chiều 3/6 (Anh, Pháp, Nhật), sáng 4/6 (Pháp, Nhật) và chiều 4/6 (Anh). Năm nay, chuyên toán, lý, hoá, tiếng Anh mỗi môn có thể tuyển từ 1 đến 2 lớp; các môn còn lại mỗi môn tuyển 1 lớp (sinh, tin, văn, địa, tiếng Pháp, tiếng Nhật), tuyển từ trên xuống theo điểm đến hết chỉ tiêu.
Trường DTNT tỉnh phối hợp với Phòng GD&ĐT Nam Đông và A Lưới đã nhận hồ sơ từ ngày 22/5. Học sinh trúng tuyển vào trường theo phương thức thi và xét tuyển: Tính điểm xét theo kết quả học tập, tối đa 20 điểm và tối thiểu 10 điểm, điểm cộng ưu tiên khuyến khích tối đa không quá 6 điểm.
Các trường tổ chức thi tuyển còn lại (Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trường Tộ, Cao Thắng, Thuận An, Phú Bài) thi 3 môn: Ngày 2/6 buổi sáng thi văn, chiều thi toán; ngày 3/6, buổi sáng thi ngoại ngữ. Phương thức sau thi của các trường là: Hai Trường THPT Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ (tạm gọi là top 1) lấy nguyện vọng 1, theo kết quả thi từ cao xuống hết chỉ tiêu. Trường Nguyễn Trường Tộ tuyển 280 em theo nguyện vọng 1 (70% chỉ tiêu), số còn lại tuyển theo nguyện vọng 2. Đây cũng là phương thức tuyển chung của các Trường THPT Cao Thắng, Thuận An và Phú Bài.
Theo ông Nguyễn Hướng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, đây là cách làm nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cho trường top 2. Điểm chuẩn nguyện vọng 2 của tất cả các trường sẽ xấp xỉ điểm chuẩn của hai trường Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ và cao hơn điểm chuẩn vào trường ở nguyện vọng 1 khá nhiều. Như vậy, không sáng suốt khi lựa chọn nguyện vọng, nhiều em có điểm cao hơn điểm chuẩn vào các trường top 2 nhưng vẫn sẽ rớt và khi đó, các em ngoài cơ hội đăng ký vào các Trường THPT Gia Hội, Đặng Trần Côn, Bùi Thị Xuân (Huế) chỉ còn có thể vào các trường ngoài công lập (nộp học phí cao) hoặc học hệ giáo dục thường xuyên.
“Tỉnh táo” khi đăng ký
Sau đợt đăng ký nguyện vọng vòng 2, 16/ 39 trường THPT có số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt trên 20% chỉ tiêu được giao. Theo quy định, các trường này sẽ thi tuyển. Đó là các trường suýt soát trên 20%, như An Lương Đông, Thừa Lưu (Phú Lộc), Phan Đăng Lưu (Phú Vang), Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền), A Lưới, Hương Giang (Nam Đông)... Nhưng, trừ Huế khoảng hơn 1.500 học sinh tốt nghiệp THCS thật sự “dôi dư” so với khả năng đón nhận của các trường THPT công lập tại Huế, ở khối huyện, thị xã con số dôi dư không nhiều. Số HSĐK ở các trường bị “đội” cao do sự lựa chọn của học sinh không chính xác dẫn đến chỗ thừa, nơi thiếu. Để tránh cho các em gặp trở ngại không đáng có, Sở GD & ĐT đã gia hạn đăng ký lần 2 từ 20 đến 25/5 sau khi đã thông báo rộng rãi kết quả đăng ký lần 2. Dựa trên thông tin này, học sinh và phụ huynh một lần nữa có sự lựa chọn, điều chỉnh. Kết quả, số trường phải thi giảm hơn 1/3.
Tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD & ĐT cho rằng, không chỉ học sinh mà chính phụ huynh vẫn muốn và đầu tư cho con vào các trường có thi đầu vào. Theo họ, đó là một cách để đến được với môi trường giáo dục tốt hơn. Trên thực tế, những trường có thi hiển nhiên là trường có sự tín nhiệm hơn trong cộng đồng, nhất là các trường ở TP. Huế. Vì thế, khi không đủ số lượng học sinh để tổ chức thi, giáo viên của các trường này đều lo lắng về chất lượng đầu vào của đơn vị mình.
Tại Huế, nơi có số thí sinh cung vượt cầu, được tổ chức thi càng là cơ hội để chọn lựa đầu vào chất lượng. Với khối huyện và thị xã, các trường tổ chức thi chủ yếu do đăng ký không chuẩn. Đây là nguyên nhân khiến Sở GD&ĐT cho học sinh đăng ký nhiều đợt với mong muốn “điều hoà” HSĐK.
Bài, ảnh: Hương Giang