Ngày 8/7/2015,ủđầutưnợtiềnđấtkhủngnhấtHàNộinóigìnhận định kèo bồ đào nha Cục Thuế TP. Hà Nội công bố danh sách đợt 2 gồm 13 dự ánbất động sản nợ tiền sử dụng đất tính đến 30/6/2015. Theo danh sách này, Liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Việt, Công ty CP Sông Đà 2 và Công ty CP Xây dựng Hồng Quang là chủ đầu tưdự án KĐTM Phú Lương (phường Phú La, Phú Lương, Kiến Hưng, quận Hà Đông) có số nợ lớn nhất, hơn 193,122 tỷ đồng (nợ phải trả đợt 1) trên tổng số nợ 1.544 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong buổi làm việc cùng ngày với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Liên danh là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Việt khẳng định đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất đợt 1. Thực hư câu chuyện này như thế nào?
Khu đô thị mới Phú Lương đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Hữu Tuấn |
Số nợ được khấu trừ chỉ bằng 1/15 số tiền phải nộp
KĐTM Phú Lương là một trong những dự án được tiếp tục triển khai thực hiện sau khi hợp nhất Hà Tây và Hà Nội. Ban đầu, Dự án có quy mô hơn 36 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 50 triệu USD.
Trong giai đoạn 2008 - 2014, KĐTM Phú Lương phải “án binh bất động” do TP. Hà Nội tiến hành điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và đến tháng 12/2014, sau khi có quy hoạch phân khu S4 quận Hà Đông, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6469/QĐ - UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quyết định số 4460/QĐ - UBND ngày 5/10/2012 của UBND TP. Hà Nội. Theo đó, Liên danh được giao 341.302 m2 đất tại địa điểm trên để thực hiện dự án đầu tư xây dựng KĐTM Phú Lương.
Ngày 30/12/2014, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 7256/ QĐ-UBND về việc phê duyệt giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án KĐTM Phú Lương. Số tiền sử dụng đất được xác định là hơn 1.544 tỷ đồng. Tiếp đến, ngày 9/4/2015, TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1492/QĐ-UBND về việc gia hạn việc nộp tiền sử dụng đất Dự án Phú Lương cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (đại diện chủ đầu tư dự án Phú Lương).
Theo đó, tổng số tiền sử dụng đất mà Công ty Trung Việt được gia hạn 1.544 tỷ đồng, thời gian gia hạn là 24 tháng (kể từ ngày 30/1/2015 đến ngày 29/1/2017). Theo văn bản này, Công ty Trung Việt phải trả tiền sử dụng đất làm 7 lần, mỗi lần hơn 193,122 tỷ đồng.
Số tiền nợ 193,122 tỷ đồng mà Cục Thuế TP. Hà Nội nêu tên là số tiền mà Công ty Trung Việt phải nộp đợt 1, hạn nộp trước ngày 30/4/2015. Do Công ty Trung Việt chưa nộp, nên Cục Thuế TP.Hà Nội mới có văn bản công bố nợ như đã nêu trên.
Tại buổi làm việc với phóng viên Báo Đầu tư ngày 8/7/2015, ông Lê Văn Hưng, Thư ký HĐQT Công ty Trung Việt khẳng định, Trung Việt đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất đợt 1.
Theo ông Hưng, đến thời điểm hiện nay, Trung Việt đã thực hiện giải phóng mặt bằng hơn 100 tỷ đồng. Theo quy định, số tiền này được trừ vào tiền sử dụng đất được gia hạn phải nộp đợt 1. Đối với các đợt phải nộp tiền sử dụng đất, HĐQT xác định sẽ cố gắng thực hiện theo quy định, nộp tiền đúng thời hạn theo yêu cầu của UBND TP. Hà Nội.
Như vậy, việc cơ quan thuế xác định số nợ và “bêu tên” Trung Việt nợ thuế đợt 1 với hơn 193,122 tỷ đồng là có cơ sở, bởi đến nay, Trung Việt không đưa ra được văn bản của Sở Tài chính Hà Nội thông báo kết quả thẩm định, xác nhận số tiền giải phóng mặt bằng mà Trung Việt được đối trừ.
Trong khi đó, chậm nhất là đến 30/7/2015 Trung Việt sẽ phải nộp tiền sử dụng đất đợt 2 với số tiền 193,122 tỷ đồng. Với áp lực này, rõ ràng, Trung Việt đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính để hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho dự án để đủ điều kiện huy động vốn theo quy định của pháp luật.
Những câu hỏi đặt ra là chủ đầu tư lấy đâu ra tiền để trả tiền sử dụng đất phần còn thiếu sau khi đối trừ và tiếp tục trả tiền sử dụng đất đợt 2, chưa kể đến nguồn vốn đầu tư hạ tầng? Lộ trình bố trí tài chính cho dự án ra sao? Khách hàng gặp những rủi ro gì khi góp vốn vào dự án này?... đã không được đại diện Trung Việt trả lời tại buổi làm việc.
Trung Việt “mượn đầu heo”?
Trong lúc Trung Việt đang loay hoay “nấu cháo” dự án thì phóng viên phát hiện từ cuối năm 2013, Trung Việt đã “mượn đầu heo” huy động vốn của khách hàng. Theo điều tra của phóng viên, thời điểm cuối năm 2013 đến nay, Công ty Trung Việt đã tiến hành huy động vốn cho Dự án.
Đến thời điển hiện tại, Công ty Trung Việt đã nhận góp vốn của 80 lô nhà liền kề, diện tích từ 60 – 70 m2, với giá tiền từ 18 - 21 triệu đồng/m2. Mức huy động trung bình khoảng 50% giá trị lô đất, có một số lô đất huy động đến 70%. Tổng số tiền huy động của khách hàng là khoảng 50 tỷ đồng. Đại diện chủ đầu tư cho biết, toàn bộ số tiền này đã được sử dụng vào việc làm hạ tầng, đổ đất, san nền cho dự án.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch HĐQT Việt Trung thừa nhận, đã thu tiền của khách mua nhà khoảng 50 tỷ đồng, nhưng chưa báo cáo với cơ quan thuế. Số tiền này, theo ông Vĩnh, doanh nghiệp thu của khách hàng góp vốn làm hạ tầng.
Trong khi đó, theo quy định tại Quyết định số 1492/QĐ-UBND thì, “trường hợp số tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng của từng quý cao hơn số tiền sử dụng đất phải nộp theo mức trên (193,122 tỷ đồng - PV) thì thực hiện nộp theo tiến độ thu thực tế”. Điều này có nghĩa là tất cả số tiền thu được từ huy động vốn từ khách hàng phải được báo cáo và nộp về cơ quan thuế. Tuy nhiên, Trung Việt đã sử dụng số tiền này để xây dựng hạ tầng.
Mặc dù hoạt động của Công ty Việt Trung không tuân thủ quy định tại Văn bản trên, nhưng đại diện chủ đầu tư vẫn khẳng định, “việc huy động vốn của khách hàng là đúng pháp luật, đúng quy định”.
Trung Việt có “mượn đầu heo nấu cháo” trái luật hay không, hơn 80 khách hàng góp vốn sẽ gặp rủi ro gì khi góp vốn vào dự án này sẽ được chúng tôi phản ánh trong bài viết tiếp theo.