Ngày 3/12,ângcaonănglựcquảntrịđểtăngsứcđềkhángchodoanhnghiệbóng đá cúp quốc gia ý Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) đã tổ chức Diễn đàn thường niên 2019, với chủ đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo hội đồng quản trị (HĐQT) hướng tới thành công tương lai".
Sự kiện được tổ chức với sự hợp tác của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở GDCK Hà Nội, Diligent, VinaCapital, Deloitte, PwC Việt Nam… và đồng hỗ trợ kỹ thuật bởi IFC, SECO và Chính phủ Nhật Bản.
Các HĐQT đứng trước nhiều thách thức
Phát biểu tại diễn đàn, ông Dominic Scriven OBE - Chủ tịch HĐQT Dragon Capital, Phó Chủ tịch HĐQT VIOD cho biết, thế giới đang ở trong một bài toán khó giải khi cùng lúc xảy ra các sự kiện như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng thương mại Nhật - Hàn, Brexit, tốc độ tăng trưởng giảm, Hồng Kông, Singapore suy thoái... Nhiều nước có mức nợ công vô cùng lớn, một phần ba số trái phiếu chính phủ đang giao dịch trên thế giới có lãi suất âm. "Trong lịch sử loài người chưa hề có thời kỳ nào mà lãi suất âm" - theo ông Dominic.
Tuy nhiên, nhìn về Việt Nam, có thể thấy đây như là "ốc đảo", nơi nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong 10 năm, lạm phát trong khả năng kiểm soát. Vốn nước ngoài tăng trưởng, tài khoản vãng lai mạnh mẽ hơn, đồng Việt Nam là một trong số những đồng tiền ổn định nhất.
Mặc dù vậy, nhìn sâu vào nền kinh tế vẫn đặt ra những vấn đề như chỉ số PMI (quản lý thu mua - PV) hạ nhiệt, khó có sự đổi mới mạnh mẽ về hạ tầng, lãi suất cho vay khó giảm… Một số chuyên gia cho rằng, dù lãi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm trong 1, 2 năm tới, song lãi suất cho vay của ngân hàng rất khó giảm. Nhìn rộng hơn các nhà quản trị cũng phải quan tâm đến việc tác động thực sự của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Đại hội Đảng 13 sắp diễn ra…
Bối cảnh nhiều biến động, nhiều thông tin phải xử lý này đặt ra cho các HĐQT rất nhiều vấn đề phải giải quyết, đòi hỏi phải có tầm nhìn và kế hoạch hành động cụ thể về chiến lược, giá trị, rủi ro, giá trị đạo đức của doanh nghiệp (DN).
Theo bà Trần Anh Đào - Phó Tổng giám đốc Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh, qua một cuộc đánh giá gần đây của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội cho thấy mức điểm thấp nhất của quản trị công ty (QTCT) ở các DN của chúng ta hiện nay là trách nhiệm của HĐQT, chỉ đạt 20% yêu cầu. Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của HĐQT thì việc phải làm đầu tiên là cải thiện nội dung này.
Chất lượng của HĐQT còn cách xa so với yêu cầu
Bà Elisa Mallis - Giám đốc điều hành và Phó Chủ tịch châu Á - Thái Bình Dương của Trung tâm Phát triển lãnh đạo chiến lược (CCL) cho rằng, việc xây dựng các quy định chặt chẽ về quản trị là quan trọng nhưng cũng chỉ giải quyết được 10% vấn đề. Các yếu tố còn lại là con người, văn hoá, sự tận tâm và các kỹ năng như kỹ năng dự báo, phân tích, kỹ năng làm việc nhóm, đặt câu hỏi, xây dựng niềm tin…
"Dù có nhiều thành viên thông thái trong HĐQT nhưng nếu họ không gắn kết, không tâm huyết, không chất vấn và nêu câu hỏi lẫn nhau mà chỉ làm việc mang tính tuân thủ quy định thì cũng sẽ không tạo ra giá trị" - bà Elisa Mallis khẳng định.
Cùng quan điểm này, bà Đặng Thị Thu Hà - Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang nhấn mạnh HĐQT phải có sự đồng lòng vì mục tiêu chung của công ty.
Đánh giá chung, bà Lê Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán, UBCKNN nhận định, những năm qua việc thực hiện QTCT ở Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể, đặc biệt như các vấn đề liên quan đến quyền lợi cổ đông… Tuy nhiên, phải thừa nhận QTCT ở Việt Nam còn khoảng cách khá xa với các nước. Điều này chủ yếu nằm ở nhận thức của các DN, của các thành viên HĐQT, chưa đánh giá hết tầm quan trọng của việc phải áp dụng QTCT tốt.
Kết luận phiên toàn thể, ông Vũ Bằng - nguyên Chủ tịch UBCKNN, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cố vấn cao cấp cho HĐQT của VIOD đánh giá, một trong những thách thức đối với thị trường tài chính hiện nay là nợ nước ngoài những năm gần đây gia tăng nhanh chóng, khả năng của thị trường vốn chưa đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn, vì vậy khá rủi ro. Mặt bằng lãi suất các nước giảm nhưng chúng ta thì khó do nhu cầu vốn, sự mất cân xứng giữa vốn dài hạn và ngắn hạn.
Trong bối cảnh đó, tăng cường QTCT là yếu tố hết sức quan trọng để tăng sức kháng cự, tăng khả năng chịu đựng rủi ro, tăng hiệu quả của DN trước những yếu tố sắp tới có thể tác động đến. "Thực tế cho thấy, những DN nào làm tốt QTCT thì đạt được kết quả tích cực, giá trị công ty được đánh giá cao, khả năng tiếp cận vốn tốt hơn, chống chịu tốt hơn, đem lại lợi ích lớn hơn cho tất cả các bên liên quan. Dù giải pháp nào đi nữa, thì vai trò hạt nhân của HĐQT là rất quan trọng để tăng cường hiệu quả, năng suất của DN, giúp DN phát triển lành mạnh" - ông Vũ Bằng cho biết.
Sau phiên toàn thể buổi sáng, có hội thảo chuyên đề được tổ chức vào buổi chiều với các chủ đề: tuyển dụng và thù lao cho thành viên HĐQT tại các công ty đại chúng; QTCT với các công ty UPCOM; QTCT đối với các công ty gia đình. Với từng chuyên đề, các chuyên gia chia sẻ về các thông lệ tốt, kinh nghiệm thực tiễn từ góc độ nhà đầu tư, tình hình QTCT với từng loại hình DN…
HĐQT là trung tâm hệ thống QTCT và đóng vai trò trọng yếu trong việc đưa ra định hướng và giám sát hoạt động của công ty. Thông qua diễn đàn lần này, các thành viên HĐQT, các nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu các thông lệ tốt về QTCT với từng chủ đề cụ thể, phù hợp với mối quan tâm của từng loại hình DN, đồng thời tạo sự kết nối, chia sẻ trong mạng lưới và với các chuyên gia hàng đầu thế giới và trong nước. |
Hoàng Yến