【kết quả bóng đá ukraine hôm nay】FDI đổ vào dệt, nhuộm

时间:2025-01-25 10:24:21来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

fdi do vao det nhuom nom nop noi lo o nhiem

Sản xuất sợi hóa học XK của một DN Trung Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Danh Lam

Từ chối cả dự án vài trăm triệu USD

Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin Đà Nẵng từ chối một dự án dệt nhuộm và may mặc của DN Trung Quốc với mức vốn lên tới 200 triệu USD vì lo ngại ô nhiễm môi trường. Trước đó, hàng loạt địa phương khác như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã xếp dự án dệt nhuộm, may mặc vào diện không khuyến khích đầu tư. Gần đây, báo chí đưa tin, trước đề nghị mở rộng sản xuất của Công ty TNHH dệt J.M ở khu công nghiệp Long Thành (huyện Long Thành), Đồng Nai đã không đồng ý sau khi xem xét nhiều khía cạnh, do đây là ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Cụ thể, hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp Long Thành hiện đã hoạt động gần hết công suất, trong khi nước thải từ dệt nhuộm rất lớn và việc xử lý đạt chuẩn trước khi đưa ra môi trường không đơn giản. Vì vậy, tỉnh đã từ chối để bảo vệ môi trường nước cho các suối và sông Đồng Nai.

Từ năm 2013, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã “siết chặt” các dự án đầu tư vào dệt – nhuộm. Cụ thể khi phê duyệt Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp giai đoạn 2013-2020, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nêu rõ: Riêng ngành dệt, nhuộm chỉ phát triển ở cụm công nghiệp Ngãi Giao do UBND tỉnh cấp phép; các cụm công nghiệp còn lại chỉ được thu hút ngành dệt, đối với ngành nhuộm chỉ được thu hút khi UBND tỉnh cho phép.

Trên thực tế, để đón đầu TPP, các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc... đang đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc tại Việt Nam. Vài ngày trước, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái đã chính thức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 660 triệu USD để sản xuất và gia công các loại sợi, vải... Hyosung thực tế là DN của Hàn Quốc, lấy tư cách pháp nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ để đầu tư dự án này. Trước đó, TP.HCM cũng cấp phép cho Dự án Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD để sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp. Đây cũng là 2 dự án có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm.

Không kể các dự án vài triệu USD, nhiều dự án "khủng" khác trong lĩnh vực dệt may cũng đang khởi động ở Việt Nam. Để mở rộng đầu tư kinh doanh sau 10 năm đưa nhà máy tại tỉnh Thái Bình vào hoạt động, Tập đoàn TAL (Hồng Kông – Trung Quốc) cũng đang lặn lội khảo sát ở một loạt địa phương như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Nam... để đầu tư dự án nhà máy dệt vải, nhuộm và may mặc. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến hơn 200 triệu USD.

Kiểm soát chặt “đầu vào”

Trong Bản tin kinh tế vĩ mô số 10 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành năm ngoái, cơ quan này đã sớm lên tiếng cảnh báo: Sự hiện diện của các DN FDI trong ngành dệt may đón đầu TPP cũng tạo ra những thách thức đến môi trường mà Việt Nam sẽ phải đối mặt, cho nên cần xử lý kịp thời và hiệu quả để tránh lặp lại những vấn đề lớn về môi trường mà hiện nay Trung Quốc đang gặp phải.

Đánh giá về tác động của TPP với ngành dệt nhuộm, may mặc, ông Phạm Minh Đức, cán bộ của Ngân hàng Thế giới trong tham luận ở một hội thảo hồi năm ngoái đã chỉ rõ: Tăng cường chuỗi cung ứng trong nước cho ngành dệt may đòi hỏi đầu tư vào dệt và nhuộm. Song nhuộm rất ô nhiễm, đòi hỏi chi phí rất lớn để xử lý nước thải và không phải tất cả các nhà đầu tư có vốn để làm. Vai trò quan trọng của FDI đòi hỏi các chính sách khuyến khích phù hợp, nhưng cần khắt khe trong lựa chọn các dự án FDI theo hướng chuẩn công nghệ và môi trường cao. Không hạ thấp chỉ tiêu môi trường, đồng thời Chính phủ cần hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý nước thải trong ngành nhuộm.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS Nguyễn Khắc Kinh, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam cho rằng: Ngành dệt nhuộm thực sự là ngành ô nhiễm môi trường vì thuốc nhuộm rất độc hại. Mức độ kiểm soát ô nhiễm đến đâu phụ thuộc nhiều vào công nghệ các DN sử dụng. Nếu chúng ta có thể tránh việc tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm là tốt, nhưng nếu không tránh được thì chúng ta cũng phải chấp nhận các dự án đó. Bởi lẽ trong xu thế hội nhập hiện nay, chúng ta không thể chỉ tiếp nhận những dự án "ngon nghẻ" mà từ chối các dự án "xương xẩu". Điều quan trọng là chúng ta phải có cách chơi hợp lý trong cuộc chơi này.

"Chúng ta phải kiểm soát công nghệ các DN này sử dụng ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ cấp phép để hạn chế thấp nhất nguy cơ có thể xảy ra cho môi trường. Để khâu này được thực hiện nghiêm túc, cần thiết phải ngăn chặn việc các DN đi "cổng sau", tức “lobby”, đút lót để được thông qua dự án. Điều này nói dễ nhưng làm được rất khó, không phải ai cũng thực hiện được" - TS Nguyễn Khắc Kinh nhấn mạnh.

Dệt may hiện là ngành được quan tâm nhất khi Việt Nam tham gia TPP, vì đây là ngành đóng góp lớn cho kim ngạch XK, tạo công ăn việc làm nhiều. Tuy nhiên, TPP có những thách thức đối với ngành dệt may. Một trong số đó được thể hiện qua quy tắc xuất xứ như quy định về nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm may mặc phải đáp ứng yêu cầu từ sợi trở đi. Do đó, nhiều DN ngoại lẫn DN nội đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này để đảm bảo được hưởng lợi từ TPP.

相关内容
推荐内容