【kq empoli】Hội nghị Đối tác Nghị viện Á
Tối 16/11,ộinghịĐốitácNghịviệnÁkq empoli Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 11 (ASEP-11) do Quốc hội Vương quốc Campuchia chủ trì tổ chức theo hình thức trực tuyến đã bế mạc sau hơn 6 giờ diễn ra với 2 phiên thảo luận toàn thể và 3 thảo luận chuyên đề đan xen. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn đã tích cực tham dự và chủ động đóng góp nhiều ý kiến tại các phiên thảo luận. Chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu Tiếp theo phiên khai mạc và phiên họp toàn thể lần thứ nhất diễn ra chiều cùng ngày, tại phiên toàn thể thứ hai, Hội nghị đã nghe các báo cáo viên trình bày các báo cáo của ba phiên đối thoại chuyên đề và Ủy ban Soạn thảo Tuyên bố chung. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung, phản ánh tầm nhìn chung, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, hợp tác chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu. Trong Tuyên bố chung, ASEP-11 khẳng định sự phù hợp của ngoại giao nghị viện và quan hệ đối tác liên nghị viện trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và bao trùm, đồng thời khuyến khích tương tác hiệu quả giữa ASEP và Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM). ASEP-11 khẳng định cam kết củng cố chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại bao trùm, xây dựng lòng tin và sử dụng biện pháp ngoại giao trong ngăn chặn chiến tranh và xung đột. Hội nghị ghi nhận vai trò của các nghị viện trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại và tham vấn giữa các bên liên quan, dựa trên tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, vì hòa bình và thịnh vượng. ASEP-11 đề nghị các đối tác của ASEM hợp tác chặt chẽ hơn trong sản xuất và phân phối vaccine phòng COVID-19 nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận vaccine công bằng, phối hợp đồng bộ, thúc đẩy tiêm chủng toàn diện, hiệu quả chống COVID-19 để phục hồi kinh tế-xã hội theo hướng nhanh, mạnh và toàn diện. Hội nghị ASEP-11 khẳng định tầm quan trọng về hỗ trợ lập pháp đối với chiến lược của EU về Kết nối châu Âu và châu Á, Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025, nỗ lực giải quyết vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển và hội nhập trên cả hai khu vực, các sáng kiến khác có khả năng mang lại lợi ích cho người dân, đóng góp vào thịnh vượng chung, sự phát triển bền vững của hai khu vực. Đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận chuyên đề 2, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phạm Thị Hồng Yến đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội Campuchia với nội dung phiên thảo luận “Thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu trong và sau đại dịch COVID-19” trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới một lần nữa phải đối mặt với làn sóng tấn công mới và phức tạp của đại dịch. Bà Phạm Thị Hồng Yến nhấn mạnh, chủ đề này rất thích hợp, mang tính thời sự bởi việc thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu trong và sau COVID-19 là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực thường xuyên, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nghị viện các quốc gia thành viên, đặc biệt là khi thế giới đang bước vào trạng thái “bình thường mới.” Bà Phạm Thị Hồng Yến cũng nêu một số đề xuất như: Tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ nguồn cung vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 giữa nghị viện các quốc gia thành viên của ASEP, coi đây là giải pháp căn cơ cho phục hồi kinh tế; đồng thời kêu gọi các quốc gia có thế mạnh sản xuất vắc xin, thuốc điều trị tăng cường hỗ trợ để người dân các nước đang phát triển, các nước đang phải chịu những hệ lụy nặng nề của đại dịch COVID-19 được tiếp cận công bằng và kịp thời nguồn vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế hiện đại; thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, nâng cao năng lực ứng phó với đại dịch. Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác giữa ASEP và các tổ chức nghị viện khu vực, quốc tế trong ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng, tình trạng khẩn cấp kết hợp tạo điều kiện cho phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN) Đồng thời, nghị viện thành viên khẩn trương hoàn thiện chính sách quốc gia theo hướng vừa bảo đảm ứng phó với đại dịch COVID-19 vừa có các biện pháp hỗ trợ kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả việc phục hồi nền kinh tế trong trung và dài hạn, đặc biệt là theo kinh tế xanh, tuần hoàn. Việc này cần thông qua thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, đầu tư xuyên biên giới, vận tải quốc tế, năng lượng, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, kết nối và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; áp dụng thống nhất chính sách “hộ chiếu vắc xin" tạo điều kiện cho quá trình phục hồi ngành du lịch; đặc biệt là cần phân bổ ngân sách hợp lý, kịp thời, tăng cường giám sát, trách nhiệm giải trình của Chính phủ khi triển khai các chương trình, cơ chế xử lý khủng hoảng, khôi phục nền kinh tế vượt qua đại dịch. Cam kết duy trì hòa bình, an ninh, củng cố chủ nghĩa đa phương Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Campuchia, đồng Chủ tịch ASEP-11 Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, đánh giá các phát biểu đã phản ánh được cam kết chung của hai khu vực Á-Âu trong duy trì hòa bình, an ninh, củng cố chủ nghĩa đa phương, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và hợp tác giải quyết thách thức chung. Chủ tịch Quốc hội Campuchia đánh giá cao thành công của ba phiên thảo luận chuyên đề. Những cuộc thảo luận này đã giúp các nghị sĩ trao đổi ý tưởng nhằm thúc đẩy ngoại giao nghị viện, tăng cường hợp tác trong đối phó với dịch COVID-19, phục hồi kinh tế, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các thách thức phi truyền thống... Tại hội nghị, các đại biểu đã ủng hộ các chiến lược ưu tiên, chính sách then chốt nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế-xã hội bao trùm, bền vững, tự cường hơn; đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường hợp tác liên khu vực trong nhiều lĩnh vực; đề cao cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Chủ tịch Quốc hội Campuchia kêu gọi các Nghị viện thành viên ASEP nỗ lực hơn nữa trong triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thông qua ban hành luật, chính sách, bảo đảm cân bằng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường bền vững. Chủ tịch Quốc hội Campuchia cho biết, Tuyên bố chung của hội nghị ASEP-11 phản ánh khát vọng của nhân dân hai khu vực Á-Âu về hòa bình, an ninh, hợp tác, phát triển. Văn kiện này sẽ được trình các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 13 (ASEM-13) diễn ra ngày 25-26/11/2021 tới./.
相关推荐
-
Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
-
Tập trung xây dựng đô thị văn minh
-
Kết hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài chính và tiền tệ
-
Hơn 600 công dân Quảng Ngãi đang ở Đà Nẵng, Quảng Nam đăng ký về quê
-
PM offers incense in tribute to late government leaders
-
Đại dịch bùng phát không tác động lên CPI
- 最近发表
-
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Ngành Ngoại giao có những bước trưởng thành vượt bậc trong 75 năm qua
- Các ca nhiễm Covid
- Khởi công dự án Sailing Bay Ninh Chữ có tổng vốn đầu tư 4.779 tỷ đồng tại Ninh Thuận
- Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- Thanh Hóa chấp thuận đầu tư khu dân cư hơn 311 tỷ đồng tại Cẩm Thủy
- Sa Pa sẽ có khu đô thị rộng hơn 64ha tại Ô Quý Hồ
- TP.Tân Uyên: Nỗ lực giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các công trình
- Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- Xem xét tạm dừng thu phí Dự án BOT cầu Đồng Nai mới
- 随机阅读
-
- Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- An ninh nguồn nước và bài toán xuyên biên giới
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh doanh ASEAN năm 2020
- Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương nghiên cứu nội dung Báo Đầu tư nêu về nhiệt điện than
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- Đồng loạt ba loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7/2024
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2020
- Một bệnh nhân Covid
- 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- Quảng Ninh lập quy hoạch khu phát triển kinh tế, du lịch văn hóa rộng hơn 60.000 ha
- Giải mã hướng đi của bất động sản công nghiệp trong làn sóng Covid lần thứ 4
- Ðề nghị rà soát, thông tin về quy hoạch Khu công nghiệp Thốt Nốt giai đoạn 3
- Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- Phải bảo đảm tuyệt đối quyền lợi người tham gia bảo hiểm
- Tân Hoàng Minh muốn rót hơn 12.000 tỷ đồng làm hai khu đô thị tại Lạng Sơn
- Quảng Nam 11 bệnh nhân mắc Covid
- Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó vì Covid
- Luật bất động sản vẫn còn chằng chéo, mâu thuẫn như “mớ tơ vò”
- Tại sao tuyên truyền nhiều nhưng ít doanh nghiệp quan tâm, hiểu về EVFTA?
- 搜索
-
- 友情链接
-
- IS có thể sẽ tăng cường tấn công khủng bố phương Tây trong năm 2016
- Hơn 131.000 lượt khách đến với Tuần Văn hóa – Du lịch Kon Tum 2024
- Nông nghiệp Việt Nam đang đóng góp 20% GDP quốc gia
- Quan chức Hàn
- TPHCM: Cho hoạt động trở lại xe chở khách, tiếp tục tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí
- Thủ tướng yêu cầu công bố phương án tuyển sinh ĐH, CĐ
- Sẵn sàng chờ ngày khai mạc!
- Huyền thoại Đồng Tháp Mười
- Hà Nội sẽ giảm giãn cách ra sao từ ngày 23/4?
- 51 đơn vị trên cả nước thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid