Tổng công ty lương thực kêu lỗ nhưng thực chất lãi to?ấtkhẩulúagạoThươngláitốdoanhnghiệpxuấtkhẩulúagạolãxem ty le ca cuoc bong da truc tuyen Theo thông tin từ cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) về hợp đồng xuất khẩu 500,000 tấn gạo loại 25% tấm dự kiến sẽ mở thầu vào cuối tháng 8 này, tính tới thời điểm hiện tại, đã có 6 đơn vị đã ghi tên tham dự cuộc đua, trong đó có 2 đơn vị đến từ Việt Nam là Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2). NFA dự kiến sẽ dành 235 triệu đô la Mỹ để mua 500.000 tấn gạo, có nghĩa là mức giá tối đa họ có thể mua sẽ rơi vào khoảng 470 đô la Mỹ/tấn. Thế nhưng, trước thực trạng giá thu mua lúa gạo trong nước quá cao, nhiều doanh nghiệp trực thuộc các Tổng công ty Lương thực đều lên tiếng than lỗ. Trao đổi với báo chí, ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Vinafood 2 cho biết: “Nếu doanh nghiệp bỏ thầu với giá cao nhất theo gọi thầu của Philippines (tức khoảng 470 đô la Mỹ/tấn- PV) thì vẫn thấp hơn khoảng 10 đô la Mỹ/tấn so với giá hiện tại trong nước”. Ông Năng cũng lý giải thêm rằng do nguồn cung của thị trường nội địa hiện nay quá khan hiếm, trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp còn quá lớn nên giá gạo liên tục tăng cao trong thời gian vừa qua. Tổng công ty Lương thực quả quyết doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo sẽ lỗ với giá lúa gạo cao như hiện nayTrái với ý kiến của ông Năng, trao đổi với tờ TBKTSG, ông Dương Văn Mến, một thương lái chuyên kinh doanh lúa gạo tại Đồng Tháp lại cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo chẳng những không lỗ mà thậm chí còn lãi to. Ông lý giải rằng, giá gạo thành phẩm loại 5% tấm (gạo trắng) hiện được doanh nghiệp xuất khẩu ở ĐBSCL mua vào khoảng 9,2-9,3 triệu đồng/tấn, tương đương khoảng 438-443 đô la Mỹ/tấn. Như vậy, so với mức giá cao nhất dự kiến Philippines có thể mua vào (470 đô la Mỹ/tấn), thì mức giá doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang mua vào từ thương lái (gạo thành phẩm) vẫn thấp hơn khoảng 27-32 đô la Mỹ/tấn. Chưa kể khi thực hiện hợp đồng cho Philippines (nếu trúng thầu), doanh nghiệp sẽ đấu trộn khoảng 20% tấm (tấm loại 1 hiện có giá chỉ trên 5.000 đồng/kg- PV) vào vì Philippines nhập gạo 25% tấm.“Doanh nghiệp đấu trộn thêm tấm có giá thấp vào nữa thì họ chẳng những không lỗ mà còn được hưởng một khoản lợi nhuận rất lớn”, ông Mến nói. Tổng công ty lương thực hay là những con buôn chính hiệu Nhiều độc giả tinh tế có lẽ hiểu rằng, chúng ta chưa thể kết luận được gì nếu chỉ dựa vào những lời “tố cáo” còn mang nhiều tính phiến diện của một bên thương lái, thế nhưng, nếu những điều thương lái này nói là sự thật, câu hỏi lớn đặt ra rằng có phải Tổng công ty Lương thực và các doanh nghiệp thành viên đang “nói dối” về tình trạng lỗ lãi của mình – một trong những mánh khóe đã cũ để hòng ép giá thu mua lúa gạo từ nông dân hay không? Cùng với những vụ việc bết bát trong hoạt động kinh doanh bị phanh phui nhiều lần trong vài năm gần đây, việc các tổng công ty luôn chỉ biết đổ lỗi cho kết quả thị trường biến động khó lường, giá gạo và thủy sản giảm mạnh, tồn kho lớn, đầu ra tiêu thụ khó khăn, việc quản lý vốn, nợ kém cỏi và thiếu minh bạch, tiến trình thoái vốn tù mù, gây tổn thất, thua lỗ nặng nề những vẫn vung tiền như rác ưu đãi doanh nghiệp không xứng đáng, chi lương lãnh đạo lại khủng, liệu người nông dân và xã hội có thể đặt lòng tin vào các tổng công ty lương thực và sự phát triển của xuất khẩu lúa gạo Việt Nam hay không? Những câu hỏi lớn cho xuất khẩu lúa gạo Việt Nam xoay quanh các tổng công ty lương thực. Ảnh minh họaTrong một bài phỏng vấn gần đây với báo chí, GS.VS Trần Đình Long cũng từng nói rằng, hiện nay, hai Tổng công ty Lương thực của Việt Nam đang đóng vai trò chính xác là những con buồn trên thị trường. Trong khi nhiệm vụ của họ là tạo vùng nguyện liệu, đầu tư vào vật tư, công nghệ và giải quyết đầu ra cho lúa gạo Việt Nam, thì tất cả những gì họ làm lại chỉ là đón lõng bán thóc và ăn chênh lệch. Thế nhưng họ lại đóng một vai trò quá quan trọng trên thị trường lúa gạo hiện nay. Họ gần như kiểm soát hoàn toàn việc xuất khẩu lúa gạo theo đường chính thống, họ nắm trong tay lượng gạo xuất khẩu rất lớn, các hợp đồng lớn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm cũng đều do họ ký. Các doanh nghiệp thành viên vì thế mà cũng đều muốn lấy lòng, bợ đỡ hai Tổng công ty để lúc cần họ phân cho một ít quota để mà xuất. Vì thế nó tạo ra tư duy chưa có cạnh tranh, chưa xuất hiện doanh nghiệp làm ăn sắc sảo, chưa nâng được tầm xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. Đề xuất xóa bỏ tổng công ty lương thực Xung quanh câu chuyện 2 Tổng công ty lương thực cầm đăng chuôi việc xuất khẩu gạo của Việt Nam với nhiều vấn đề từ việc bỏ thầu giá thấp nhất để được trúng thầu, liên tục kêu lỗ để ép giá mua vào đối với nông dân... Nhiều chuyên gia từng đề xuất việc xóa bỏ hằn Vinafood 1 và 2. Cụ thể, nêu quan điểm trên báo Đất Việt, GSVS Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam nói thẳng, thực chất hoạt động của Tổng công ty lương thực Vinafood 1, 2 đã thể hiện vai trò con buôn kiếm lời khiến nông dân luôn bị thua thiệt. Xóa bỏ các công ty lương thực có đảm bảo tương lai cho xuất khẩu lúa gạo Việt Nam?. Ảnh minh họaĐồng quan điểm, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn từng chỉ thẳng, các Tổng công ty lương thực nắm hết thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phát triển theo cơ chế độc quyền kép: độc quyền thu mua và xuất khẩu lúa gạo, đồng thời là độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, là rào cản các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường lúa gạo Việt Nam. "Hiệp hội Lương thực Việt Nam có quá nhiều quyền trong việc đề xuất chính sách, song lại hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước, làm việc phân phối xuất khẩu gạo", nguyên Phó Thủ tướng nói. PGS TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Thương mại cũng từng nêu quan điểm, ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được. "Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam chỉ có người nông dân còn các cơ quan xuất nhập khẩu gạo, công ty kinh doanh gạo như Vinafood 1, Vinafood 2 không góp được gì nhiều, thậm chí còn làm giảm cạnh tranh bằng cách tranh mua tranh bán và chèn ép nông dân.Theo tôi, còn độc quyền xuất khẩu gạo ở 2 Tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2 thì tham nhũng còn lớn hơn nữa, ăn chặn, bán quota còn lớn hơn nữa", PGS TS Nguyễn Văn Nam nói. Phan Huyền(tổng hợp) Thực hư chuyện Trung Quốc cấm biên gạo Việt Nam |