当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lich bóng đá ngày mai】Ngày xuân bàn về danh và lợi

【lich bóng đá ngày mai】Ngày xuân bàn về danh và lợi

2025-01-10 01:00:30 [World Cup] 来源:88Point

Ở thời phong kiến,àyxuânbànvềdanhvàlợlich bóng đá ngày mai các nhà Nho thường cố công gắng gỏi học hành, rồi lều chõng rộn ràng đua tranh thi cử, cốt cũng chỉ mong đạt được cái danh, nhưng phải là chính danh. Quan niệm “tiến vi quan, đạt vi sư” (tiến thì làm quan, đạt thì làm thầy), trước là “vinh thân” (giành lấy vinh quang cho chính mình), rồi thì theo đó là “phì gia” (làm cho gia đình mình giàu sang phú quý), nghĩ cũng chẳng có gì sai. Cái danh ông Nghè (Tiến sĩ), ông Cống (Cử nhân) được ghi vào bia đá bảng vàng, “vinh quy bái tổ”, mãi mãi đi vào sử sách, chẳng phải cũng là vinh hiển lắm hay sao? Chẳng phải cũng là khát vọng của biết bao kẻ sĩ mọi thời đấy ư?

Nhà thơ Tú Xương (Trần Tế Xương) người đất Vị Xuyên (Nam Định) sống ở thời mạt vận của chữ Nho, từng nói rằng chính ông cũng đã cố gắng phấn đấu hết mình để đạt được cái danh, nghĩa là ông cũng “rắp ranh bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ” đấy thôi. Vậy mà không dưới tám lần lều chõng rủng rỉnh lặn lội đi thi, vị hàn Nho long đong vất vả đường công danh này cũng chỉ mới đỗ được cái Tú tài, đúng hơn là hai lần đỗ Tú tài (Tú kép), mà còn phải đứng cuối bảng ghi danh. Thật là cười ra nước mắt!

Có cụ cắm cúi đi thi cả đời, tới ba lần đỗ Tú tài, nhưng rốt cuộc cũng không làm sao chiếm được học vị Cử nhân, nên đành phải cầm lòng mà ôm cái danh be bé là cụ Tú Mền. Tú Mền, nghĩa là mấy lần Tú tài đắp lên nhau như đắp chăn đắp mền ấy. Không đỗ được Cử nhân thì chả ai cho làm quan chính ngạch, cuối cùng thì vẫn phải ngậm ngùi ngồi nhà làm thầy đồ gõ đầu trẻ, hoặc chỉ biết ngồi “ăn lương vợ” như thi sĩ trào phúng bậc nhất Tú Xương, lại phải nhẫn nhịn ngồi chờ đợi đến kỳ thi tiếp theo, sau ít nhất là ba năm nữa, thế thôi.

Tuy nhiên, các nhà Nho quân tử chính danh, không chỉ lấy sự “vinh thân phì gia” làm mục tiêu tối thượng, mà họ còn muốn đạt tới mục đích cao cả hơn, đem tài năng của mình phụng sự đất nước, làm cho đất nước ngày một rạng rỡ hơn lên. Đó chính là sự nghiệp phò vua giúp nước, “kinh bang tế thế” vô cùng cao đẹp của kẻ sĩ. Nho giáo từng quan niệm rằng “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Nghĩa là, dân mới đáng quý nhất, là hàng đầu; sau đến xã tắc (đất nước); còn vua chúa thì thường thôi! Quả vậy, không có dân thì làm gì có xã tắc, làm gì có vua? Vậy nên nhân dân mới là đối tượng được tôn vinh hàng đầu. Suy rộng ra, dân là nước, là đấng tối thượng, mới xứng đáng được tôn vinh trước nhất. Cho nên, mất lòng dân là mất tất cả !

Đấy mới chỉ là nói riêng về con đường khoa cử ở thời xa xưa, để mong đạt đến cái danh đích thực, nói theo người xưa là chính danh. Dẫu vậy, thực tế thì mỗi thời mỗi khác. Thời thịnh thì thường sinh những bậc quân tử chính danh. Theo đó, những kẻ sĩ chính danh đã góp phần làm cho đời thịnh. Thời suy mạt thì danh và thưucj thường lẫn lộn, gạch ngói lẫn với vàng thau. Khối kẻ bất tài nhưng háo danh, cố tìm mọi cách để đạt được một chút danh nào đó, cho dù đó chỉ là cái danh bất chính, hòng mưu lấy cái lợi của kẻ tiểu nhân đắc chí. Những kẻ mưu lợi cá nhân, thường tìm kiếm cái danh làm phương tiện để leo cao vươn xa, đã góp phần không nhỏ làm cho đất nước suy yếu, phong hóa suy đồi, thế nước đi xuống. Thế nghĩa là lợi bất cập hại!

Xưa thế, và nay cũng vậy thôi. Cái cảnh mua bán bằng cấp, mua quan bán tước, chạy chức mua quyền, chạy giải thưởng, chạy danh hiệu nghệ sĩ, chạy đủ thứ vô cùng nhốn nháo và nguy hại đã và đang diễn ra ở nước ta trong thời gian qua và hiện nay, chẳng phải là hiện trạng nhỡn tiền đau lòng lắm hay sao? Lỗi tại ai đây? Kẻ dốt nát thì quan cao lộc lớn, người có thực tài thì ngậm ngùi than thở, đành miễn cưỡng cam chịu hoặc ấm ức trong hoàn cảnh bị lép vế, hoặc tìm cách bỏ đi nơi khác. Mua được cái tiến sĩ chỉ bằng mấy chục triệu đồng, rồi thì mượn cái danh rởm ấy để ngoi lên, nắm quyền chia chác đặc quyền đặc lợi, hại dân hại nước, chẳng phải là bọn sâu mọt đáng khinh bỉ, đáng căm ghét lắm hay sao?

Con đường tìm đến cái danh, thực ra cũng diễn ra ở nhiều phương diện. Học vấn, học vị, học hàm chính danh và không chính danh, đại khái là vậy! Giàu sang kiếm từ con đường quan chức không phải là chuyện lạ. Giàu sang kiếm bằng con đường kinh doanh cũng đã có từ xa xưa. Cũng không thiếu cảnh trả giá và hy sinh nhiều thứ, chỉ cốt đạt được danh vọng cao hơn.

Đây nhé, chỉ đơn cử, như Lã Bất Vi ở thời Xuân Thu bên Tàu chẳng hạn. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé họ Lã có lần hỏi cha rằng buôn cái gì thì lãi nhất. Thấy con hỏi vậy, người cha bảo với cậu con rằng “Chỉ có buôn vua là lãi nhất” đấy thôi. Lớn lên, Lã Bất Vi do kinh doanh giỏi mà có rất nhiều vàng, ông ta bèn dùng kho vàng khá lớn của mình để thực hiện kế hoạch buôn vua. Kết quả là ông ta thành công mĩ mãn. Lã Bất Vi dùng người vợ thiếp rất trẻ và xinh đẹp, vừa mới có bầu với ông ta được vài tháng, khôn khéo mở tiệc sang trọng mời khách quý, rồi “câu” được ông vua tương lai của nước Tần hiện đang làm con tin ở nước Triệu, rồi tiến hành ngay việc “sang tên” cho vị công tử quý phái này làm “chính chủ”. Thế là con vua, vợ vua, mà thực tế vẫn là vợ ông ta, con vẫn là con ông ta.

Sau đó và nhờ vậy, Lã Bất Vi còn làm đến chức quan nhất phẩm trong triều đình nước Tần, tung hoành quyền lực như một kẻ trên đầu không có ai vậy. Trước đó, trong cuộc “giao dịch” đôi bên, khi bàn giao cô vợ thiếp xinh đẹp trẻ trung cho “đối tác” là Hoàng tử nước Tần, Lã Bất Vi từng nói với ông ta, đại ý rằng, trong cuộc vui này, “cổng nhà ngài sẽ cao lên; thì cái cổng nhà tôi cũng nhờ đó mà cao lên!”. Nghĩa là cả hai bên đều được hưởng lợi. Hoàng tử kế vị Tần Doanh Chính lên làm vua nước Tần, xưng Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, chính là con trai của Lã Bất Vi đấy!

Thế nhưng, kiểu kinh doanh chính trị công phu ghê gớm mà bẩn thỉu này không phải là không bị trả giá đâu. Lã Bất Vi được quyền được lợi được danh, nhưng việc làm của ông ta cũng đồng thời tự làm cho cái danh của mình trở thành nhơ bẩn. Cuối đời, thân bại danh vong, chẳng phải cũng là một bài học cay đắng cho muôn đời sau hay sao?

Duy chỉ còn có điều may mắn an ủi một chút đối với Lã Bất Vi, là ở tư cách một nhà trước thuật, ông ta từng viết tác phẩm Lã Thị Xuân Thu nổi tiếng để lại cho đời. Cho nên, danh và lợi, được và mất bao giờ cũng là một quy luật có tính phổ quát.

Ảnh minh họa 

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读