Đầu tư phát triển giảm do nợ công Tình trạng nợ công tăng cao tại các địa phương được xem là hệ quả tất yếu trong chính sách duy trì tăng trưởng dựa vào đầu tư vốn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng,ợchínhquyềnđịaphươngcủaTrungQuốctăsoi kèo lyon vs monaco nhất là hệ thống các tuyến đường cao tốc của Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc phải tăng chi tiêu cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 cộng với các chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và người dân trong khi nguồn thu bị hạn chế là nguyên nhân làm nghiêm trọng hơn thực trạng trên. Theo các chuyên gia kinh tế, đây được xem là các rủi ro tài chính hàng đầu mà nước này đang phải đối mặt. Ông Wu Xiaoqiu, Giáo sư chuyên ngành tài chính tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định: “Các vấn đề nợ địa phương cho thấy, mô hình tăng trưởng dựa trên các nguồn vốn tài trợ là một vấn đề nan giải”. Theo số liệu thống kê chính thức, nợ công của Trung Quốc đã tăng 7,3% lên mức 45,6% GDP trong năm 2020, trong đó nợ địa phương chiếm tới 25,6% GDP. Đặc biệt 2 tỉnh là Thanh Hải và Quý Châu có tỷ lệ nợ vượt qua mức cảnh báo quốc tế 60% GDP, lần lượt là 81,7% GDP và 61,6% GDP.
Việc gia tăng nợ ở Trung Quốc sẽ làm giảm không gian tài khoá của chính quyền các địa phương, thậm chí trong nhiều trường hợp, số vốn huy động được từ trái phiếu mới đang được sử dụng chỉ để trả các khoản nợ cũ thay vì chi tiêu cho đầu tư phát triển. Các số liệu thống kê cho thấy, tiền trả lãi trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành đã tăng 21,3% lên 796,3 tỉ CNY trong năm 2020 và tăng 27,4% lên 169 tỉ CNY chỉ riêng trong quý I/2021. Trong số 477,1 tỉ CNY trái phiếu được các chính quyền địa phương phát hành trong tháng 3/2021, có tới 440,7 tỉ CNY được sử dụng để trả các khoản vay cũ. Giải pháp kiểm soát bong bóng nợ Ông Zhao Quanhou, nhà nghiên cứu cấp cao của Học viện Khoa học Tài khóa, trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc, cho rằng cần phải hạ thấp tỷ lệ nợ của chính quyền các địa phương càng nhiều càng tốt, để điều này không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Thực tế, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2021. Các giải pháp nhằm kiểm soát bong bóng nợ công đã đồng loạt được đưa ra. Tháng 3/2021, Quốc vụ viện Trung Quốc đã tuyên bố sẽ giữ tỷ lệ đòn bẩy vĩ mô của quốc gia (được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên GDP) ở mức ổn định. Theo giới lãnh đạo nước này, giảm nợ Chính phủ sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2021. Trước đó, Ủy ban Cải cách quản lý ngân sách Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành quy định “lãnh đạo các địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm cho đến cuối đời, nếu nợ phát sinh trong nhiệm kỳ của họ bị phát hiện có vấn đề”. Rõ ràng, Trung Quốc hướng tới xử lý tốt những khoản nợ hiện có và hạn chế phát sinh nợ tiềm ẩn. Theo ông Zhang Ming - Phó Giám đốc Viện Tài chính và ngân hàng thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Chính phủ cần duy trì các chính sách vĩ mô phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng và giữ lãi suất ở mức thấp, ngăn chặn tình trạng nợ trầm trọng hơn. Về lâu dài, chính quyền Trung ương nên xem xét phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt thay cho trái phiếu địa phương và các ngân hàng thương mại nhà nước cũng nên tham gia vào quá trình tái cơ cấu nợ. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ các kênh tài chính của chính quyền địa phương cũng là giải pháp cần thiết để giảm nợ. Tháng 4/2021, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành thông tư cấm các địa phương vay nợ trái phép thông qua các tập đoàn và tổ chức tài chính. Các quy định trên hướng tới sự kết hợp hài hoà giữa phát triển và an toàn, các mục tiêu trước mắt và dài hạn. Các chính sách quan trọng hoặc dự án đầu tư được tài trợ bằng tiền công cũng phải trải qua đánh giá “độ bền tài khóa”, trong khi chính quyền địa phương được yêu cầu lập kế hoạch ngân sách tài khóa trung và dài hạn nhằm minh bạch khả năng tài khóa và rủi ro./. Hải Hà |