您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tiso trực tuyến】Vợ chồng giáo viên bỏ nghề về nuôi tảo xoắn, thu nửa tỷ một năm 正文

【tiso trực tuyến】Vợ chồng giáo viên bỏ nghề về nuôi tảo xoắn, thu nửa tỷ một năm

时间:2025-01-10 19:29:06 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Biên (SN 1985) giáo viên dạy toán và chị Ng tiso trực tuyến

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Biên (SN 1985) giáo viên dạy toán và chị Nguyễn Thị Dung (SN 1989) giáo viên dạy hóa,ợchồnggiáoviênbỏnghềvềnuôitảoxoắnthunửatỷmộtnătiso trực tuyến trú xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp (Ninh Bình) quyết định bỏ nghề giáo mà mình gắn bó hơn 10 năm để nuôi tảo xoắn Spirulina.

Nghe tin hai vợ chồng bỏ việc, nhiều người cảm thấy tiếc nuối. Gia đình hai bên cũng can ngăn nhưng cũng không cản được quyết tâm của vợ chồng anh Biên.

Chị Dung cho biết, vợ chồng chị vốn công tác tại trường cấp 3 của huyện Mường Nhé (Điện Biên). Năm 2016, anh chị chuyển về quê, dạy tại Trường THCS Đông Sơn, TP. Tam Điệp (Ninh Bình).

Chị Dung đang giới thiệu về các hồ nuôi tảo của gia đình.
Anh Biên kiểm tra chất lượng nước nuôi tảo.

Một lần, chị Dung tình cờ sử dụng sản phẩm tảo xoắn, thấy tốt cho sức khỏe. Trong khi, mô hình nuôi tảo xoắn trong nước chưa nhiều, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, vợ chồng chị quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu, nuôi bằng được loại tảo này. 

Năm 2017, vợ chồng chị mua giống tảo về nuôi thử trong các bể nhựa, với mong muốn tạo ra sản phẩm phục vụ cho gia đình. Về sau càng nuôi, gia đình càng thấy tảo xoắn có tiềm năng phát triển.

Đến năm 2020, anh chị mở rộng mô hình nuôi và thành lập HTX, với mong muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa mô hình nuôi tảo để bán ra thị trường.

Khối lượng công việc ngày một nhiều. Năm 2022, vợ chồng chị Dung xin nghỉ dạy để chuyên tâm hơn cho việc phát triển mô hình nuôi tảo xoắn Spirulina. 

Tảo sau khi đã sấy khô.

“Thời gian đầu, công việc hết sức khó khăn và vất vả khi hai vợ chồng vừa phải đi dạy, vừa nuôi tảo, tối về lại cặm cụi nghiên cứu... Máy móc phục vụ cho việc nuôi tảo không có nên chúng tôi phải mua của các ngành khác về nghiên cứu, cải tạo cho phù hợp”, chị Dung cho hay.

Đến nay, anh chị có 40 bể nuôi tảo xoắn, mỗi bể có dung tích khoảng 10m3. Thời gian nuôi kéo dài trong khoảng 20 ngày, mỗi bể cho thu hoạch 15-20kg tảo tươi, trừ chi phí mang lại cho gia đình 40-50 triệu đồng/tháng. 

HTX của gia đình chị Dung hiện có 6 sản phẩm từ tảo cung ứng ra thị trường. Trong đó, có tảo xoắn Spirulina nguyên chất dạng viên và tảo xoắn Spirulina tươi đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Mô hình này được Sở KH-CN Ninh Bình công nhận là sáng kiến cấp tỉnh.

Thứ nước "thần kỳ" xanh lét ở Việt Nam, nhiều người nuôi trồng bán 1 triệu/kg

Với giá bán cao, đây được xem là thứ hứa hẹn làm giàu và phát triển kinh tế nhưng cách nuôi cũng rất kỳ công.