【đội hình của dortmund】Lộ rõ bức tranh khó khăn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước phá sản,ộrõbứctranhkhókhăncủadoanhnghiệđội hình của dortmund giải thể lớn nhất
Từ kết quả điều tra 8.373 doanh nghiệp trên khắp cả nước, Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp thực tế còn hoạt động chiếm 91,6%. Số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%, trong đó số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,1%; số doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm gần 4,3%.
| ||
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông |
Trong tổng số 706 doanh nghiệp phá sản, giải thể, chiếm 8,4% số doanh nghiệp phá sản, giải thể thuộc mẫu điều tra, có đến 69,4% doanh nghiệp phản ánh nguyên nhân phá sản, giải thể là do sản xuất kinh doanh thua lỗ. Tiếp đến là do các nguyên nhân thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, không tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp khó khăn về địa điểm sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có nguyên nhân doanh nghiệp phải đóng cửa để thành lập doanh nghiệp mới hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, để sáp nhập với doanh nghiệp khác.
Trong số các doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, có đến 89,7% doanh nghiệp phản ánh họ sẽ không tiếp tục thành lập doanh nghiệp mới. Trong số này, có 35,5% trả lời sẽ thành lập mới ngay trong năm 2012; 25,8% sẽ thành lập mới trong năm 2013; 16,2% sẽ thành lập mới trong năm 2014 và 22,5% sẽ thành lập mới sau năm 2014.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong ba loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài Nhà nước phá sản, giải thể chiếm tỷ lệ cao nhất với 9,2%, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp Nhà nước với 2,7%, thấp nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 2,6%.
Vẫn tăng quy mô sản xuất kinh doanh trong năm 2012
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy: Trong năm 2012, theo dự báo của các doanh nghiệp, có 44,1% số doanh nghiệp phản ánh sẽ tăng quy mô sản xuất kinh doanh so với năm 2011; 31,5% dự báo sẽ thu hẹp quy mô và 24,4% dự báo sẽ ổn định, không tăng không giảm quy mô sản xuất kinh doanh.
Có đến 60,1% số doanh nghiệp cho rằng lí do chủ yếu làm cho các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất kinh doanh trong năm 2012 là do nhu cầu thị trường trong nước sẽ tăng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phản ánh nhiều yếu tố cản trở đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có 6 yếu tố gây cản trở lớn nhất là: lãi suất vay vốn quá cao lạm phát cao và biến động thất thường, tiếp cận vốn khó khăn, chi phí vận tải cao, điện cung cấp không ổn định và cuối cùng là chính sách điều hành kinh tế không ổn định.
Mong muốn và kiến nghị chiếm đa số của các doanh nghiệp là Nhà nước cần tập trung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ổn định lãi suất vay vốn hợp lí, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá điện, cải thiện cơ sở hạ tầng…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì?
Trao đổi với báo giới bên lề Hội thảo “Mô hình và định hướng hoạt động của cơ quan đầu mối thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh” tổ chức ngày 4-5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đánh giá: Các con số doanh nghiệp bị phá sản hoặc đóng cửa là động thái rất bình thường trong mọi điều kiện của nền kinh tế chứ không phải chỉ duy ở thời điểm khó khăn này. Các chuyên gia Nhật Bản tham dự buổi hội thảo hôm nay cũng cho biết ở Nhật Bản số doanh nghiệp ra khỏi thị trường tức bị đóng cửa bao giờ cũng lớn hơn doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường.
"Tất nhiên ở thời điểm khó khăn này, con số doanh nghiệp bị đóng cửa giải thể tăng hơn một chút so với bình thường, nhưng so với số liệu chúng tôi có được thì nó không ở mức độ đáng lo ngại" - ông Đặng Huy Đông nói.
Ông Đặng Huy Đông chia sẻ: Chúng ta phải hết sức bình tĩnh, nhìn nhận đánh giá có đúng thì mới có giải pháp đúng được. Không phải chúng tôi vô cảm với các hiện tượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động như báo chí đã nêu nhưng về phía chính quyền chúng tôi phải đi điều tra, đánh giá, khảo sát thực tế 63 tỉnh thành. Đây là cuộc điều tra tổng thể lớn nhất từ trước tới giờ về "sức khỏe" doanh nghiệp. Chúng tôi phải có cách quản lí khoa học hơn, cách nhìn nhận đánh giá một cách khoa học để đưa ra giải pháp phù hợp.
Đối tượng điều tra gồm 10.120 doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu, trong đó 139 doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 9,5% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước); 9.048 doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chiếm 3,0% trong tổng số doanh nghiệp ngoài Nhà nước) và 753 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 9,5% trong tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Sau gần một tháng triển khai thu thập thông tin, đến ngày 29-4 đã thu được 8.373 phiếu, bao gồm 319 doanh nghiệp nhà nước, 7.343 doanh nghiệp ngoài Nhà nước, 711 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). (Nguồn: Tổng cục Thống kê) |
Lương Bằng
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/045a792145.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。