【nhận định leverkusen vs】Dạy nghề thực tế

时间:2025-01-12 12:06:14 来源:88Point

Dạy nghề - câu chuyện giữa học và hành luôn được “soi” khá nhiều thời gian qua. Hiện nay,ạynghềthựctếnhận định leverkusen vs dạy ứng dụng những gì đã học vào thực tế của gia đình, giúp người lao động có được việc làm sau học nghề là điểm nhấn trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Lớp nghề điện dân dụng mở tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, có nhiều cô chú lớn tuổi theo học.

Học xong sẽ áp dụng vào ngay thực tế gia đình

Gần một tháng nay, anh Danh Nhịnh, ở ấp 8, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, cùng với 24 hộ dân cùng ấp và ấp 6 của xã, theo học lớp nghề điện dân dụng. Với kiến thức được học, anh đã có thể tự mình lắp đặt, sửa chữa một số đồ dùng bằng điện tại gia đình. Anh Nhịnh cho biết: “Những lớp học như thế này rất có ý nghĩa với người dân chúng tôi, bởi thông qua khóa học, chúng tôi có thể tự sửa chữa, lắp đặt một số đồ dùng bằng điện trong gia đình, mà không phải nhờ hoặc thuê mướn người khác”.

Còn chị Trịnh Thị Gìn, ngụ cùng ấp 8, xã Vị Thủy, tự mình có thể lắp đặt được bóng đèn, câu điện sau khi tham gia lớp học nghề này. Theo chị Gìn, những công việc liên quan đến điện trước nay đều do chồng chị làm, nay được học nghề chị đã biết cách lắp đặt, sửa chữa. Chị Gìn chia sẻ: “Gia đình tôi là hộ nghèo, chồng tôi làm thợ cưa cây, đi làm từ sáng đến chiều tối mới về. Những khi bóng đèn ở nhà bị hư, dù trời tối cũng phải đợi anh ấy về mới sửa được, bởi không ai biết làm. Giờ có thể tự làm được, tôi thấy mừng lắm”.

Với phương châm lấy người học làm trung tâm, chương trình giảng dạy các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các đơn vị đào tạo chú trọng. Nội dung lý thuyết và thực hành được cân đối, trong đó ưu tiên thực hành. Anh Huỳnh Xuân Vũ, giáo viên dạy nghề Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Vị Thủy: “Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi kết hợp dạy lý thuyết song song với thực hành để người dân dễ hiểu, dễ nhớ. Cùng với đó, hướng dẫn cụ thể từng thao tác thực hành, giúp người dân hiểu rõ, để sau khi hoàn thành khóa học áp dụng vào thực tế ngay tại gia đình mình, rồi khi rành rẽ sẽ kiếm thu nhập từ nghề này”.

Theo ông Hồ Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A, trong thời gian qua, với chức năng nhiệm vụ được giao, trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai công tác đào tạo nghề trên địa bàn. Với lao động trẻ thì hướng nghiệp cho họ học những ngành nghề nhằm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp để có thể làm việc tại các doanh nghiệp, công ty. Đối với lao động có điều kiện sản xuất thì hướng nghiệp cho họ bằng cách học nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ như các mô hình chăn nuôi, trồng trọt... nâng cao năng suất và thu nhập cho người lao động. “Hiệu quả rõ nhất của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người dân có việc làm sau học nghề, hoặc biết áp dụng những kiến thức, kỹ thuật được học vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế gia đình”, ông Trí nhấn mạnh.

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo

Theo ông Hồng Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, huy động cả hệ thống chính trị tham gia nhằm tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn, giúp lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện có sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách, tư vấn học nghề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình, linh động mở nhiều lớp đào tạo tại các ấp, khu vực tạo điều kiện thuận tiện để người dân học nghề.

Để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với các ngành liên quan và địa phương đã tổ chức khảo sát, rà soát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp. Chỉ mở những lớp đào tạo nghề khi đã xác định được cơ hội việc làm và đầu ra của sản phẩm. Nhờ đó, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nâng lên, giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, nhiều lao động có cơ hội chuyển đổi ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Theo ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, với mục tiêu sau khi học nghề, các học viên có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày, làm giàu chính đáng từ nghề đã học, trước khi đăng ký lớp nghề cho lao động nông thôn về trên, địa phương đã rà soát, tìm hiểu kỹ nhu cầu của người dân và xã hội, không chạy theo số lượng.

Thông qua các lớp dạy nghề, nhiều lao động nông thôn đã có điều kiện tiếp cận với một số ngành nghề, thêm cơ hội tìm việc làm. Từ đó, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn...

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,68%

 

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 38.488 lao động được đào tạo nghề, đạt 115% kế hoạch UBND tỉnh giao. Trong đó đã đào tạo 12.800 lao động cung ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,68%, tăng 17,68% so với đầu năm 2016. Có thể thấy, thông qua công tác đào tạo nghề, tay nghề của người lao động đã được nâng lên. Khi đó, lao động vừa có thể tìm được việc làm sau học nghề, nâng cao thu nhập, còn doanh nghiệp tuyển chọn được lao động có tay nghề, đáp ứng yêu cầu, tiếp cận nhanh với công việc.

 

Bài, ảnh: CẨM LÌNH

推荐内容