1. Cây đào Bản thân loại cây này được xem như tinh hoa của Ngũ hành và nó có thể trị bách quỷ. Chính vì thế,âymangđiềuhênvuinêndùngdịptếtỷ lệ cá cược bóng đá kèo nhà cái năm mới đến, mọi nhà hay trồng đào trước cửa vừa để chơi tết nhưng cũng vừa để xua đuổi ma quỷ, mời gọi may mắn, tài lộc vào nhà. Hoa đào cũng còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước châu Á, hoa đào còn là biểu tượng của lễ thành hôn. Và trong tâm linh của người phương đông có ghi, những ai độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường tình duyên, hoặc đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong tình duyên. | Cây đào hiện thân của sự sinh sôi, phát triển |
2. Cây quất Nghĩa Hán của từ “quất” gần giống với âm của từ “cát”, nó thường được chọn để trang trí nhà vào ngày Tết. Mọi người chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Do đó mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình. Trong kinh doanh, việc đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Cây quất còn là biểu tượng của sức khoẻ, bình an trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. | Cây quất mang đến những điều may mắn, đặc biệt là với người làm kinh doanh, buôn bán |
3. Tầm xuân
Tưởng như một loại cây khô nhưng thực chất cây tầm xuân có sức sống rất lâu, dân gian thường gọi là “vua của các loài cây”, có nơi rất thịnh hành phong tục trồng cây xuân. Theo truyền thuyết thì trong đêm Trừ tịch (đêm giao thừa), trẻ con sẽ sờ vào cây tầm xuân rồi đi vòng quanh cây mấy vòng với hy vọng sẽ chóng lớn. 4. Cây hòe
Nó được gọi là cây “lộc”, là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Theo điển tích Trung Hoa, ở trước triều môn mà trồng 3 cây hòe là tượng trưng cho chức Tam công trong triều đình. Vì thế nhân gian thường hay trồng hòe trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này. Nếu trồng hòe phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh. | Cây hòe là một trong những cây được tôn sùng là mang lại giàu sang, phú quý |
5. Cây cọ Trong phong thủy thì cây cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Vì thế, rất nhiều gia đình đã trồng những cây cọ cảnh bên hiên nhà hoặc ở lối đi vào nhà, vừa tạo bóng mát vừa mong muốn ăn nên làm ra
6. Cây trúc Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thuỷ Trung Quốc, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau. 7. Cây tre Cây tre cũng mang rất nhiều ý nghĩa, là biểu tượng của tuổi thọ bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào, và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn. Hãy treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre lá xanh tươi trong phòng học hay văn phòng để gặp may mắn về học hành và công việc kinh doanh. 8. Cây bách
| Cây bách được dùng trong ngày tết sẽ đem đến "đại cát" cho gia đình cả năm |
Trong quan niệm dân gian, đồng âm với “bách” là “bách” (100) là số cao nhất, nhiều và toàn vẹn, có ý chỉ đại cát. Theo phong thuỷ, cây bách còn mang lại sự trường tồn, cuộc sống dài lâu. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để làm quà biếu cho những người lớn tuổi. 9. Cây quế Còn gọi là cây mộc, hoa quế thường nở vào dịp hè. Phong thuỷ quan niệm, hoa quế là cây tốt lành, nếu trồng cây quế trong nhà sẽ có đường làm quan phát tài, vinh hoa phú quý. 10. Ngô đồng Đây được coi là “cây linh”, có khả năng ứng nghiệm. Truyền thuyết cho rằng cây ngô đồng có thể hấp dẫn loài phượng hoàng đến ở, là con vật thần kỳ khác lạ. Vì vậy trồng cây ngô đồng trước sân nhà sẽ mang lại bình yên, may mắn tốt lành cho gia chủ. | Cây lựu đem lại sự may mắn với hàm ý đông con, lắm phúc |
11. Cây lựu Trong phong tục tập quán, cây thạch lựu được xem là “thạch lựu bách tử”, tượng trưng của “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều phúc). Trên thực tế, hoa và quả thạch lựu màu đỏ như lửa, quả lại có thể giải khát chống say, có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, vì vậy nó được trồng trong vườn của nhiều nhà. Không chỉ trong phong thuỷ mà ở dân gian, các gia đình đều trồng những cây lựu trước nhà bởi họ tin rằng, cây lựu luôn đem đến điềm may và tin tốt lành cho gia chủ. 12. Cây thuộc bộ tứ linh như đa - sung - sanh - si
| cây sung bon sai với lá xanh mỡn và quả chi chít, hiện thây của sự may mắn, vững bền và đông đúc |
Những loại cây này vốn là những cây được uống nắn, cắt tỉa lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum suê, những cây này hay được uốn theo các thế truyền thống thể hiện tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la. 13. Bộ tứ quý: mai - lan - cúc - trúc Những loại cây nói trên tương ứng theo bốn mùa trong năm. Có người còn gọi là tùng - trúc - cúc - mai để cho vần hơn và hàm ý tượng trưng cho tuổi thanh xuân và khí tiết của con người, trong đó tùng và trúc có dáng vươn cao tượng trưng cho nam tử trượng phu, còn cúc - mai tươi đẹp mềm mại tiêu biểu cho nữ nhi hiền thục. Trúc thanh mảnh nhã nhặn, sen cẩn trọng thanh tịnh... Cây bụi thấp ở phía trước phù hợp với việc tạo cảnh quan nhà ở. Ngoài ra còn một số loại cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ. Có thể kể đến cần thăng (mong muốn thăng tiến), đỗ quyên, trạng nguyên (đỗ đạt, học giỏi), kim ngân, kim quýt (tài lộc dồi dào), đào, mai, hồng (duyên tình tươi thắm), hướng dương, cúc vàng (đón ngày mới, ấm áp tự tin). Hoa sen thanh tịnh và nhất là sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện. Nguyễn Nam(s/t) |