发布时间:2025-01-10 18:56:53 来源:88Point 作者:Cúp C1
Chiến tranh Triều Tiên tạm khép lại vào năm 1953 bằng một hiệp định đình chiến,ĐàmphánhòabìnhtrênBánđảoTriềuTiêketqua ngoai hang anh chứ không phải một hiệp định hòa bình. Điều này có nghĩa là hai miền Triều Tiên trên thực tế vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Hiệp định đình chiến này được ký kết bởi Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc do Mỹ dẫn đầu, Triều Tiên và Trung Quốc.
Tổng thống Moon Jae-in đã đề cập đến việc chấm dứt chiến tranh là mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch tranh cử của ông. Tuần qua, Cố vấn an ninh quốc gia của ông Moon Jae-in xác nhận rằng Seoul đã thảo luận với cả Washington và Bình Nhưỡng về một hiệp định hòa bình trước thềm hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Hàn Quốc đã khẳng định một hiệp định hòa bình sắp được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ngày 27/4 tới giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tổng thống Trump cho biết ông đã gửi “lời chúc phúc” tới các cuộc đàm phán này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ những nhượng bộ nào Bình Nhưỡng sẽ nhận được từ phía Mỹ để khép lại cuộc xung đột kéo dài trong nhiều thập kỷ qua trên Bán đảo Triều Tiên. Dean Cheng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Di sản, nói: “Chúng ta cần phải rất thận trọng bởi với mỗi người, các ngôn từ lại có các hàm ý khác nhau. Theo quan điểm của Triều Tiên, chấm dứt cuộc xung đột cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt liên minh Mỹ-Hàn”.
Bất luận thông báo từ phía Hàn Quốc, một số nhân vật tại Washington vẫn hoài nghi về việc liệu hội nghị lần này có mang lại bước đột phá nào hay không. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker nói: “Tôi cho rằng bước đi đầu tiên là phi hạt nhân hóa, và việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ là điều ‘phi thường’ bởi Bình Nhưỡng coi đó là cơ chế đối phó với hành động đe dọa từ bên ngoài”. Khi được hỏi về các động thái quân sự của Mỹ sau hiệp định hòa bình, ông Corker nhắc lại rằng: “Các bạn đang nói đến những việc mà sẽ chỉ diễn ra sau nhiều năm nữa”.
Tổng thống Moon Jae-in cũng cho biết Triều Tiên đã từ bỏ yêu cầu Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, theo chuyên gia Cheng của Quỹ Di sản, điều đó không đồng nghĩa rằng Triều Tiên sẽ không theo đuổi việc yêu cầu Mỹ rút quân là một phần trong hiệp định hòa bình. Ông Cheng nói: “Triều Tiên sẽ không đưa việc rút quân Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên là điều kiện cho việc phi hạt nhân hóa, nhưng họ có thể coi đây là điều kiện cho các vấn đề khác”. Triều Tiên cũng muốn giảm bớt số lượng binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nhật Bản. Theo ông Cheng, lý lẽ pháp lý ban đầu cho việc Mỹ triển khai quân tại đó là bởi Chiến tranh Triều Tiên.
Các câu hỏi hóc búa khác mà ông Cheng đặt ra bao gồm liệu Mỹ có đồng ý chấm dứt các lệnh trừng phạt với Triều Tiên, cung cấp viện trợ kinh tế, bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều, cho phép Triều Tiên duy trì một lực lượng pháo binh hùng hậu vốn luôn đặt thủ đô Seoul trong tầm bắn hay đòi hỏi Hàn Quốc phải rút quân khỏi biên giới.
Robert Gallucci, Trưởng đoàn đàm phán Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên hồi năm 1994, cho rằng Bình Nhưỡng từ lâu vẫn tìm kiếm một hiệp định hòa bình như công cụ để giúp họ bình thường hóa quan hệ với Mỹ và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ông nói rằng nó giống như một “mục tiêu” hơn là “yêu cầu”, và chưa bao giờ đây là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Như vậy, ông không coi hiệp định hòa bình là công cụ để đạt được các nhượng bộ từ phía bên kia.
Về việc liệu các binh sĩ Mỹ có phải rút khỏi bán đảo Triều Tiên như một phần của hiệp định hay không, ông Gallucci lập luận rằng quan điểm của Triều Tiên về vấn đề này từ lâu đã bị hiểu sai. Ông nhớ lại rằng một nhà đàm phán Triều Tiên từng nói với ông bên lề một cuộc gặp năm 1994 rằng “chúng tôi không thực sự yêu cầu Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc”.
Tuy nhiên, ông cho rằng Triều Tiên vẫn muốn có sự thay đổi nào đó trong các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, vốn bị Bình Nhưỡng xem là sự chuẩn bị cho hành động quân sự nhằm vào Triều Tiên. Ông nói: “Điều này rất quan trọng để góp phần chấm dứt chiến tranh. Đó sẽ là một tín hiệu tốt. Lần gần nhất mà chúng ta đạt được điều đó là năm 2000 với việc Ngoại trưởng Madeline Albright đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chúng ta chưa bao giờ trở lại được thời kỳ đó. Tôi cho rằng (việc ngừng tập trận) là quan trọng, nhưng không phải là điều mà phía bên này hay bên kia sẽ chấp nhận”.
相关文章
随便看看