欢迎来到88Point

88Point

【nhận định nhà nghề mỹ】Niềm tự hào với những giá trị trường tồn

时间:2025-01-12 19:08:05 出处:World Cup阅读(143)

VHO - Tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL),ềmtựhàovớinhữnggiátrịtrườngtồnhận định nhà nghề mỹ vào 9h47’ ngày 4.12 giờ địa phương, tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Conmebol, Thủ đô Asunción, Cộng hòa Paraguay, di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Niềm tự hào với những giá trị trường tồn - ảnh 1
Thực hiện di kiệu Bà Chúa Xứ từ đỉnh núi Sam xuống

 Nâng cao ý thức cộng đồng trong giữ gìn di sản

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 - 27.4 âm lịch, trong miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và khu vực bệ đá thờ Bà trên núi Sam, là các nghi thức tâm linh và diễn xướng nghệ thuật, biểu hiện niềm tin, sự biết ơn Mẹ Đất, Mẹ Xứ sở của cộng đồng các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa ở Châu Đốc, An Giang. Lễ hội là sự kế thừa, tiếp thu, tích hợp và sáng tạo của cư dân Việt trong quá trình khẩn hoang, là sự tổng hòa của Tín ngưỡng thờ Mẫu của các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa.

Lễ hội nhằm tôn vinh Nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương, là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở công lao dựng nước, giữ nước của cha ông, đề cao vai trò của người phụ nữ và thể hiện sự giao thoa trong sáng tạo, thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc cùng chung đức tin trong cùng một phạm vi lãnh thổ. Theo Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chí ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các nghi lễ, phong tục và kỹ năng thực hành nghi lễ liên quan đến di sản được trao truyền trong gia đình, cộng đồng thông qua truyền miệng, thực hành trực tiếp và tham gia vào lễ hội. Lễ hội thúc đẩy giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng và hòa hợp dân tộc, đồng thời là phương tiện để khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội, những đóng góp của cha ông trong xây dựng đất nước.

Di sản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, phát triển kinh tế toàn diện, cũng như thúc đẩy hành động bảo vệ bền vững môi trường và khí hậu, bảo vệ hòa bình và gắn kết xã hội. Khuyến khích sự tham gia của mọi người thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, không phân biệt địa vị xã hội, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới. Bên cạnh đó, Nhà nước đã đề xuất các biện pháp bảo vệ, bao gồm các nỗ lực cùng với đại diện thành viên cộng đồng thực hành và trao truyền di sản, tận tâm truyền đạt kiến thức liên quan về lễ hội cho con cháu trong gia đình và các thành viên trong cộng đồng. Lễ hội cũng đã được đưa vào tài liệu giảng dạy tại các trường trung học địa phương; những người phụ trách các Hội đoàn tích cực kết nối, vận động các thành viên cộng đồng cùng nghệ nhân tham gia tổ chức, thực hành lễ hội. Các ấn phẩm, phim ảnh, dự án nghiên cứu và tư liệu hóa tiếp tục quảng bá di sản một cách rộng rãi. Sở VHTTDL tỉnh An Giang đã hỗ trợ các cộng đồng trong việc tu bổ và tôn tạo các không gian thực hành di sản.

Niềm tự hào với những giá trị trường tồn - ảnh 2
Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

Hồ sơ đề cử đã thể hiện rõ vai trò của các cơ quan, nghệ nhân và đại diện cộng đồng để xây dựng hồ sơ đề cử. Di sản được đưa vào Danh mục quốc gia di sản văn hóa phi vật thể và Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của An Giang và của quốc gia trong Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể do Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL quản lý... Việc ghi danh sẽ nâng cao ý thức cộng đồng trong việc cùng tổ chức, quản lý và gìn giữ di sản, gắn kết cộng đồng các dân tộc, góp phần chia sẻ hình thức thực hành Lễ hội. Đồng thời, thúc đẩy sự hiểu biết, đối thoại giữa cộng đồng các dân tộc có tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Việt Nam, tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, đề cao những sáng tạo văn hóa tâm linh của các dân tộc và góp phần nhận diện sự tương đồng về văn hóa giữa các dân tộc.

Ủy ban Liên Chính phủ ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, cũng như các hồ sơ của Việt Nam từ trước tới nay, đồng thời, đánh giá cao những kinh nghiệm và đóng góp của Việt Nam cho Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt trong nhiệm kỳ 2022-2026. Thay mặt Việt Nam và cộng đồng thực hành di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Niềm tự hào với những giá trị trường tồn - ảnh 3
Bà Nancy Ovelar de Gorostiaga, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và Đại biểu thường trực của Cộng hòa Paraguay tại UNESCO, Chủ trì Kỳ họp gõ búa thông qua hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Niềm tự hào với những giá trị trường tồn

Còn tại quê hương của di sản, niềm tự hào lan tỏa trong khắp cộng đồng. Bà Lâm Thị Thanh Nhàn (67 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Châu Đốc) chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì quê hương mình có được một di sản văn hóa được ghi danh. Bà Chúa Xứ núi Sam từ rất lâu rồi đã là điểm tựa tâm linh của người dân Châu Đốc nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung”.

Bà Nhàn nhớ lại, khi còn bé thường theo mẹ đi đường đê, đường ruộng từ ngoài Châu Đốc vô núi Sam để lạy Bà và xin Bà bùa bình an, lúc đó là những miếng vải đỏ được người phụ trách trong miếu Bà phát cho người dân và du khách. Hiện nay khi đến vía Bà, mọi người cũng sẽ được phát một túi lộc nhỏ màu đỏ như vậy. Khi lớn lên, tín ngưỡng ấy càng in đậm trong đời sống tinh thần của mỗi người dân vùng An Giang. Bà cũng cho biết, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vốn là lễ hội truyền thống của dân làng Vĩnh Tế, do cộng đồng trực tiếp tổ chức thực hiện. Xưa kia, lễ hội chỉ diễn ra hơn một ngày, chủ yếu thực hiện một số lễ thức đơn giản. Về sau, lễ hội diễn ra trong bốn ngày (từ 24 - 27.4 âm lịch). Từ năm 2001, khi được tổ chức cấp quốc gia, lễ hội bắt đầu được mở rộng về quy mô và kéo dài thời gian tổ chức một tuần (từ 22 - 27.4 âm lịch) để đáp ứng nhu cầu đi lễ, cầu cúng Bà.

Niềm tự hào với những giá trị trường tồn - ảnh 4
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Giang Lê Hồng Quang đã phát biểu đáp từ và cam kết bảo vệ di sản sau khi ghi danh

“Những năm gần đây, lễ hội không còn diễn ra trong phạm vi làng Vĩnh Tế mà đã mở rộng quy mô. Không gian lễ hội cũng mở rộng, không chỉ phạm vi Miếu Bà mà được mở rộng lên khu vực núi Sam. Thời gian lễ Bà hầu như quanh năm, tập trung từ Tết Nguyên đán đến dịp lễ hội. Điều này cho thấy, lễhội Vía BàChúa Xứnúi Sam chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.

Tôi rất mong muốn những giá trị này sẽ mãi được bảo tồn và phát triển. Những chủ thể của di sản tiếp tục được hòa mình tham gia vào không gian lễ hội, có như vậy thì những giá trị lễ hội sẽ tồn tại lâu dài và phát triển”, bà Nhàn chia sẻ.

Ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Công ty TNHH Sự kiện và Dịch vụ Du lịch Sắc Việt, hội viên Phân hội Sân khấu tỉnh An Giang cũng cho biết: “Khi còn nhỏ, tôi đã tham gia vào các hoạt động lễ hội. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Tôi cũng vinh dự là một trong những người tham gia xây dựng hồ sơ trình lên UNESCO, cùng đoàn Trường Đại học Văn hóa TP.HCM thực hiện các công tác nghiên cứu, điều tra và phỏng vấn…”. Ông Tân còn trực tiếp tham gia vào việc tổ chức các chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Hằng năm, ông và các đồng nghiệp tại Châu Đốc tổ chức các chương trình biểu diễn để dâng cúng Bà, phục vụ bà con đến tham gia Lễ Vía Bà. Những chương trình này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh giá trị lễ hội mà còn giúp người dân và du khách cảm nhận sâu sắc về văn hóa và mảnh đất Châu Đốc, góp phần phát triển du lịch, bảo tồn di sản.

“Sau khi Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được ghi danh, điều quan trọng là việc tiếp tục tuyên truyền hình ảnh và giá trị của lễ hội. Chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực vận động cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ để giữ gìn và truyền lại những giá trị của di sản”, ông Tân cho biết. 

 Theo Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chí ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các nghi lễ, phong tục và kỹ năng thực hành nghi lễ liên quan đến di sản được trao truyền trong gia đình, cộng đồng thông qua truyền miệng, thực hành trực tiếp và tham gia vào lễ hội. Lễ hội thúc đẩy giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng và hòa hợp dân tộc, đồng thời là phương tiện để khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội, những đóng góp của cha ông trong xây dựng đất nước.

Di sản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, phát triển kinh tế toàn diện, cũng như thúc đẩy hành động bảo vệ bền vững môi trường và khí hậu, bảo vệ hòa bình và gắn kết xã hội. Khuyến khích sự tham gia của mọi người thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, không phân biệt địa vị xã hội, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới...

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: