您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【bd tbn hom nay】Tái cơ cấu ngân sách hiệu quả, có dư địa để xử lý các vấn đề cấp bách

Cúp C21971人已围观

简介Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Chúng ta đã cơ bản đạt được các mục tiêu về tài chính - NSNN giai đoạn 201 ...

bộ trưởng

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Chúng ta đã cơ bản đạt được các mục tiêu về tài chính - NSNN giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Đức Minh.

Đã dành khoảng 100 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân,áicơcấungânsáchhiệuquảcódưđịađểxửlýcácvấnđềcấpbábd tbn hom nay doanh nghiệp

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 được xây dựng trên tinh thần quyết tâm cao hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN 5 năm 2016-2020.

Theo đó, dự toán được xây dựng trên cơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tế 6,8%, giá dầu thô 60 USD/thùng, lạm phát dưới 4%, kim ngạch xuất khẩu tăng 7%, kim ngạch nhập khẩu tăng 9%. Tốc độ tăng thu nội địa từ sản xuất kinh doanh trên 10% so với thực hiện năm 2019, trong điều kiện thực hiện thu NSNN năm 2019 tăng rất cao, vượt 9,9% so với dự toán (139,7 nghìn tỷ đồng), vượt cả ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP).

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, bước vào năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư, thương mại và tài chính toàn cầu. Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập kinh tế sâu rộng, vì vậy ảnh hưởng của dịch bệnh là rất lớn trên hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN năm 2020 của nước ta.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu đã nêu, diễn biến bất thường của thiên tai ngay từ đầu năm như mưa đá, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long; mưa lũ, ngập lụt ở các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân.

Trước những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu kép: vừa tập trung phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; Chính phủ đã trình Quốc hội và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp, chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể như: tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng/năm; giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiêu liệu bay; nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân (TNCN); giảm tiền thuê đất; gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), TNDN và tiền thuê đất; gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất trong nước; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước… Cùng với đó, Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền 21 thông tư giảm, miễn các loại phí, lệ phí.

“Đến nay, các chính sách trên đã góp phần giảm, giãn khoảng 100 nghìn tỷ đồng nghĩa vụ nộp NSNN, giúp giảm bớt khó khăn về dòng tiền, tăng tích tụ vốn cho doanh nghiệp, trong đó: gia hạn thuế và tiền thuê đất cho 128,6 nghìn doanh nghiệp, 56,2 nghìn hộ kinh doanh với tổng mức khoảng 77 nghìn tỷ đồng. Miễn giảm các loại thuế, phí, lệ phí 23 nghìn tỷ đồng (ước cả năm khoảng 30 nghìn tỷ đồng)”, người đứng đầu ngành Tài chính thông tin chi tiết hơn trước Quốc hội.

Nhắc đến số thu NSNN 10 tháng đầu năm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đã phản ánh rõ những khó khăn của doanh nghiệp và tác động của các chính sách miễn, giảm thuế, phí. Cụ thể, thực hiện thu NSNN 10 tháng đạt 75,2% dự toán, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019; là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây (NSTW đạt 70%, NSĐP đạt 81% dự toán). Một số địa phương có số thu lớn, có điều tiết về NSTW nhưng thực hiện 10 tháng rất thấp như: Hà Nội 70,1%; TP. Hồ Chí Minh 64,8%; Vĩnh Phúc 60,8%; Đà Nẵng 56,4%; Quảng Nam 45,5%; Khánh Hòa 58,8%.

Thu ngân sách năm 2020 ước giảm khoảng 190 nghìn tỷ đồng

Bên cạnh việc triển khai các giải pháp hỗ trợ miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, ngành Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá. Trong 10 tháng đầu năm, đã thực hiện 48,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra hơn 436 nghìn hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế; kiến nghị xử lý 39.684 tỷ đồng; trong đó, thu NSNN 13.267 tỷ đồng, giảm khấu trừ 1.187 tỷ đồng, giảm lỗ 25.229 tỷ đồng. Đồng thời đã thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT và phạt 117 tỷ đồng. Trong 9 tháng cơ quan thuế đã thu hồi được 20.292 tỷ đồng từ nợ đọng thuế từ năm 2019 chuyển sang.

“Đối với đánh giá cả năm 2020, Bộ Tài chính đã rà soát, làm việc rất kỹ với các địa phương, trên cơ sở dự kiến tăng trưởng GDP 2-3% (so với kế hoạch 6,8%), chúng tôi báo cáo ước thu NSNN năm nay giảm khoảng 190 nghìn tỷ đồng (12,5%) so với dự toán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ vẫn phải tăng chi phòng chống thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ thêm về an sinh xã hội. Đến nay, chúng ta đã chi khoảng 19 nghìn tỷ đồng cho các công tác phòng, chống và hỗ trợ người dân do đại dịch Covid-19 từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi từ năm 2019 chuyển sang. Đồng thời, NSNN cũng đã chi khoảng 12,5 tỷ đồng hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu Phi.

Đối với công tác hỗ trợ khắc phục thiên tai, bão lũ: Chính phủ đã hỗ trợ 382 tỷ đồng cho 11 địa phương miền núi phía Bắc để khắc phục thiệt hại do mưa đá, dông lốc, sạt lở đất; hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn.

Đối với ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung, Tây Nguyên trong tháng 10/2020, bước đầu NSTW đã hỗ trợ 500 tỷ đồng cho 5 địa phương miền Trung; đồng thời, Chính phủ đang hoàn thiện cơ chế hỗ trợ thiệt hại về nhà ở do tác động của thiên tai, mưa, bão, lũ gây ra trong tháng 10/2020 cho người dân một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, theo đó dự kiến NSTW sẽ phải hỗ trợ thêm cho các địa phương khoảng 1.000 tỷ đồng (dự kiến NSTW hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; 10 triệu đồng/hộ có nhà bị hư hỏng nặng).

Thu khó, phải triệt để tiết kiệm chi tiêu

Trong điều kiện thu NSNN giảm, một số khoản chi phát sinh tăng lớn như đã nêu, nên để đảm bảo cân đối NSNN, một mặt yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục tiết kiệm chi: đã cắt tối thiểu 70% công tác phí trong nước, nước ngoài, tiết kiệm thêm 10% kinh phí thường xuyên ngoài lương và các khoản tiết kiệm khác (được khoảng 17,4 nghìn tỷ đồng).

Mặt khác, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép tăng bội chi NSNN năm 2020 khoảng 95 - 133,5 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ bội chi khoảng 4,99 - 5,59%GDP (trường hợp rủi ro không thu được 38,5 nghìn tỷ đồng tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp của ngân sách trung ương, thì bội chi NSNN năm 2020 khoảng 5,59%GDP). Nợ công ước khoảng 56,8 - 57,4%GDP.

Trước bối cảnh thiên tai, dịch bệnh, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định: nhờ dư địa tài khóa chúng ta tích lũy được qua 4 năm 2016 - 2019 do thực hiện tái cơ cấu lại NSNN, quản lý an toàn nợ công theo tinh thần Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội về kế hoạch tài chính NSNN 5 năm 2016 - 2020; nên vẫn đảm bảo được yêu cầu chi tiêu cho các nhiệm vụ quan trọng, kể cả các nhiệm vụ cấp bách phát sinh do thiên tai, dịch bệnh, cho quốc phòng an ninh và đảm bảo nguồn cho đầu tư phát triển theo dự toán năm 2020 (dự toán là 470,6 nghìn tỷ đồng, cả các năm trước chuyển sang là khoảng 630 nghìn tỷ đồng) để kích cầu trong nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn tới đây.

“Đây có thể coi là điểm sáng của công tác tài chính – NSNN trong giai đoạn 2016-2020”, người đứng đầu ngành Tài chính nói./.

Cơ bản đạt các chỉ tiêu tài chính – ngân sách 5 năm (2016 – 2020):

Theo Bộ trưởng, kết quả thực hiện phát triển kinh tế- xã hội và NSNN năm 2020 ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020. Về kinh tế, nếu tăng trưởng GDP 2020 đạt 2-3%, thì bình quân 5 năm 2016 – 2020 đạt 5,8 – 5,9%, trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 6,5 – 7%.

Về NSNN, dự kiến thu NSNN năm 2020 giảm khoảng 190 nghìn tỷ đồng so với dự toán, nên thu 5 năm ước giảm khoảng 150 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đến nay chúng ta cơ bản đạt được các mục tiêu về tài chính - ngân sách theo tinh thần Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội.

Cụ thể: Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 24,5% (kế hoạch là 23,5%); cơ cấu thu - chi chuyển dịch tích cực; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ mức 68% của giai đoạn 2011 – 2015 lên 80,9% giai đoạn 2016 – 2019 và ước đạt 84,3% trong năm 2020 (mục tiêu là 84 – 85%).

Bố trí tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển tăng dần lên mức 26,9% trong năm 2020; thực tế thực hiện ước đạt 27 – 28% (mục tiêu là 25 – 26%). Tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống 60,5% trong dự toán 2020 (mục tiêu thấp hơn 64%) trong khi vẫn đảm bảo nguồn thực hiện điều chỉnh lương cơ sở, các nhiệm vụ quan trọng quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, và phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Tỷ lệ bội chi NSNN khoảng 3,8%GDP (mục tiêu cả giai đoạn là thấp hơn 3,9%GDP); nợ công giảm từ mức 63,7%GDP năm 2016 xuống 55% năm 2019 và 56,8% năm 2020.

Các chỉ tiêu về chất lượng nợ công thời gian qua đã được cải thiện rất lớn như: Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011-2015 là 18,1%, bằng khoảng 3 lần tăng trưởng kinh tế; đến giai đoạn 2016-2019 giảm chỉ còn 6,8%/năm, tương đương tăng trưởng kinh tế (riêng năm 2020 ước tăng khoảng 10% so với năm 2019). Cơ cấu nợ vay trong nước/vay nước ngoài được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn, tăng vay trong nước; kỳ hạn phát hành, kỳ hạn danh mục trái phiếu chính phủ được tăng lên trong khi lãi suất vay giảm sâu, góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Minh Anh

Tags:

相关文章