Tại buổi làm việc,ậpđoànSumitomoCorporationtiếptụcmởrộngđầutưvàotỉnhHưngYêxem bong da ti vi đại diện Tập đoàn Sumitomo Corporation cảm ơn tỉnh Hưng Yên thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpcủa Nhật Bản hoạt động trong Khu công nghiệp Thăng Long II. Hiện nay, Tập đoàn Sumitomo Corporation thực hiện mở rộng Khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 3) và đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của tỉnh trong quá trình triển khai dự án. Đến nay, đã có 6 doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tưvào diện tích mở rộng giai đoạn 3 của Khu công nghiệp Thăng Long II với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Tập đoàn có kế hoạch sau khi triển khai xong giai đoạn 3 sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng giai đoạn 4. Tập đoàn mong muốn lãnh đạo tỉnh tiếp tục hỗ trợ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và quá trình triển khai các bước tiếp theo để đầu tư xây dựng dự án tại địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nhấn mạnh, thời gian qua, các sở, ngành, địa phương của tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng diện tích mở rộng của Khu công nghiệp Thăng Long II. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng dự án đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan nên vẫn còn một phần diện tích chưa giải phóng xong. Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị Tập đoàn Sumitomo Corporation phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại của giai đoạn 3 mở rộng Khu công nghiệp Thăng Long II. Đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai các thủ tục cần thiết cho kế hoạch mở rộng giai đoạn 4 Khu công nghiệp Thăng Long II. Trong quá trình đầu tư, Tập đoàn Sumitomo Corporation phát sinh vấn đề cần hỗ trợ có thể phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để xử lý trong thời gian sớm nhất. Tỉnh sẽ luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Sumitomo Corporation hoạt động trên địa bàn.
Tính đến hết ngày 16/6, tại Khu công nghiệp Thăng Long II diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 268 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 66,8%. Lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là các sản phẩm sản xuất điện tử và cơ khí chính xác; các ngành cơ khí điện tử, máy móc giao thông, sản xuất các sản phẩm từ cao su phụ vụ ngành ô tô; công nghiệp nhẹ, khí công nghiệp; sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học; sản xuất kính quang học và các ngành sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ cao được khuyến kích phát triển theo quy định của pháp luật; sản xuất bao bì (không bao gồm tái chế giấy và bìa, sản xuất giấy, bột giấy). Trong Khu công nghiệp Thăng Long II có 104 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3.274 triệu USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong khu công nghiệp chủ yếu là các các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có một số tập đoàn kinh tếlớn như: Kyocera, Hoya, Nippon, Daikin, Toto, Panasonic… |