【bóng đá châu âu hôm nay】Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

时间:2025-01-10 07:45:03 来源:88Point
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn để khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra một số cơ sở kinh tế,ổngBíthưTôLâmthămvàlàmviệcvớitỉnhĐồngThábóng đá châu âu hôm nay văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận Tổng Bí thư Tô Lâm: Hoa Kỳ là đối tác kinh tế và đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Tham gia buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Trần Hồng Minh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.

Về phía Đồng Tháp có Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn…

Đồng Tháp phải chủ động đẩy mạnh kết nối kinh tế, thương mại

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự phát triển vươn mình đầy vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp của Đồng Tháp và ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh trong thời gian qua. Tổng Bí thư nhấn mạnh, kết quả đạt được là đáng mừng, song Đồng Tháp là tỉnh biên giới, có tiềm năng lợi thế rất lớn trong giao thương quốc tế vì vậy, Đồng Tháp phải nhận diện đầy đủ, từ đó tập trung thúc đẩy các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, công nghiệp…

Trước những thời cơ, thách thức mới, thứ nhất, Tổng Bí thư yêu cầu Đồng Tháp báo cáo và triển khai ngay công tác thực hiện nghị quyết, các nhiệm vụ Đại hội Đảng các cấp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Trung ương đã có hướng dẫn vì vậy Đồng Tháp phải triển khai nhanh, khẩn trương, có khó khăn, cần nêu rõ kiến nghị cụ thể.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc tại Tỉnh ủy Đồng Tháp

Thứ hai, Tổng Bí thư cho rằng, Đồng Tháp là tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển năng động. Song Đồng Tháp cũng còn rất nhiều mục tiêu trong thời kỳ phát triển mới, làm sao phải vượt qua được những yêu cầu đã đặt ra. Đồng Tháp đã bước qua thời kỳ đói nghèo vì vậy phải tiến lên giàu có và phát triển. Nếu bằng lòng, loanh quanh với “đủ ăn đủ mặc” thì không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy, tại cuộc làm việc này, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp phải định hướng phát triển cụ thể thế nào trong tương lai, vấn đề này phải có trao đổi. "Việc này không chỉ làm trong Đại hội sắp tới mà ngay trong năm 2024, 2025 sắp tới phải hoàn thành với mục tiêu tốt nhất, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Vì vậy, đòi hỏi Đồng Tháp phải có sự nỗ lực rất lớn"- Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Song song với đó, Đồng Tháp tự hào lĩnh vực nông nghiệp phát triển rất tốt. Nhưng để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phát triển bền vững không chỉ là nông nghiệp mà Đồng Tháp, muốn tăng trưởng cao thì phải đặt ra câu hỏi cần phải làm gì? Tăng trưởng 2 con số với tốc độ cao thì mới đạt được mục tiêu quốc gia, mục tiêu của tỉnh. Song song với đó, Đồng Tháp phải đặt mục tiêu làm sao thu nhập bình quân của người dân trong nhiệm kỳ tới phải tăng gấp đôi. Vì vậy, tất các ngành, các địa phương phải tính toán các bước đi cụ thể. Đặc biệt, Đồng Tháp phải chú trọng công nghiệp, chuyển đổi số. Muốn làm cái này thì Đồng Tháp phải tính toán có lộ trình cụ thể, nhận diện các khó khăn cần tháo gỡ như biến đổi khí hậu, vấn đề năng lượng có đủ phục vụ cho phát triển…Mỗi vấn đề khó khăn, vướng mắc sẽ cản trở sự phát triển. Vì vậy các khó khăn, điểm nghẽn phải nhậ diện và có hướng giải quyết, tháo gỡ ngay.

Đáng chú ý, Đồng Tháp là tỉnh biên giới, tiếp giáp với nước bạn Campuchia, vì vậy tỉnh phải chủ động, tăng cường xây dựng quan hệ, kết nối kinh tế bởi với Campuchia không phải mối quan hệ thông thường mà là mối quan hệ đặc biệt. Chúng ta phải đẩy mạnh, tăng cường kết nối 2 nền kinh tế, thương mại, thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa hai bên. Đồng Tháp và các tỉnh biên giới giáp nước bạn phải chủ động xây dựng các ngành hàng, mặt hàng chủ lực để nâng cao giá trị, kết nối thương mại. Vấn đề này phải tính toán cụ thể, Đồng Tháp phải chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch. Cùng với đó, mọi ngành, mọi địa phương cũng phải tính toán để đạt mục tiêu cho phát triển tốc độ cao…

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp
Tổng Bí thư gặp mặt lãnh đạo các đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Thứ ba, Đồng Tháp phải nêu cụ thể các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải để giải quyết. Tại buổi làm việc này, có đại diện của Chính phủ, các bộ, ngành nên có thể giải quyết ngay về vấn đề chính sách, chủ trương cần phải tháo gỡ, điểm nghẽn, ách tắc để phát triển nhanh…

Nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội vượt và đạt mục tiêu đề ra

Báo cáo với Tổng Bí thư, lãnh đạo Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết: Kinh tế của Đồng Tháp hàng năm tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với thế mạnh là lúa gạo, thuỷ sản, cây ăn trái, hoa kiểng. Tỉnh có Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 16 năm liên tiếp nằm trong nhóm 05 địa phương dẫn đầu cả nước. Ước tính tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 04 năm (2020 - 2024) đạt 4,93%/năm, GRDP bình quân/người đến cuối năm 2024 ước đạt 77,55 triệu đồng, tương đương 3.258 USD. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho phát triển nông nghiệp và hướng tới phát triển hạ tầng đô thị thông minh, hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ quốc phòng - an ninh được giữ vững, công tác xây dựng Đảng đạt được nhiều kết quả quan trọng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu (18 chỉ tiêu) của Nghị quyết đại biểu Đảng bộ tỉnh lần XI, nhiệm kỳ 2020 -2025: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 03/03 chỉ tiêu công tác xây dựng Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đạt và vượt kế hoạch: Đã kết nạp 8.735 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh là 66.461 đảng viên, chiếm 4,15% dân số (chỉ tiêu trên 4,0%); tổ chức đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên tăng qua từng năm: Năm 2021 đạt 95,38%; năm 2022 đạt 95,72%; năm 2023 đạt 97,77% (chỉ tiêu trên 95%), Ban công tác mặt trận, chi đoàn, chi hội, Hội quán, Tổ Nhân dân tự quản hoạt động từ khá trở lên 94% (chỉ tiêu 70%).

Đến nay, có 04/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt kế hoạch 05 năm: Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,08% (chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3,0%); có 30 giường bệnh/1 vạn dân (chỉ tiêu đến năm 2025, có 30 giường bệnh/1 vạn dân); 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 42,6% xã nông thôn mới đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10,2% xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; dự kiến đến cuối năm 2024, có 08 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn nông thôn mới (chỉ tiêu có 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 30% số xã nông thôn mới đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu); thành lập mới 37 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả (chỉ tiêu thành lập mới 35 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả).

Có 06/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đang thực hiện, khả năng sẽ đạt và vượt kế hoạch 05 năm: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội còn 41,3% (chỉ tiêu dưới 40%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78,2% (chỉ tiêu 79%), trong đó, lao động được đào tạo nghề đạt 55,9% (chỉ tiêu 57%); có 10,4 bác sĩ/01 vạn dân (chi tiêu 10,5 - 11 báo sĩ); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,89% dân số (chi tiêu 95%); tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch ước đạt 96,2% (chi tiêu 98%); tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý ước đạt 96% (chi tiêu 100%).

Tuy nhiên, có 05/15 chi tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kỳ vọng, dự báo khó đạt kế hoạch 05 năm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân ước đạt 4,93% (chi tiêu bình quân 05 năm đạt 7,5%); GRDP bình quân/người ước đạt 77,55 triệu đồng, tương đương với 3.258 USD (chi tiêu đến năm 2025 đạt 92 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.434 USD); tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3,27%/năm (chi tiêu tăng bình quân 8,0 - 10%); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 20,52% so với GRDP (chi tiêu 26%); tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 39,6% (chi tiêu 42%).

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giới thiệu, báo cáo với Tổng Bí thư về các sản phẩm OCOP của Đồng Tháp

Năm 2024, dự kiến kết quả thực hiện các chi tiêu như sau: Kết nạp 2.719 đảng viên mới (đạt 143,11%); tăng trưởng GRDP đạt 6,44% (kể hoạch 8,0%); trong đó, khu vực nông - lâm - thuy sản tăng 3,0% (kế hoạch 3,9%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,27% (kế hoạch 9,68%), khu vực thương mại - dịch vụ (kể cả thuế) tăng 7,22% (kế hoạch 10,46%); thu ngân sách trên địa bàn được 9.675 tỷ đồng (đạt 100,01%); huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 24.919 tỷ đồng (kế hoạch 24,09); tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,65% (kế hoạch 39,6%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78,2% (đạt 101,3%), trong đó, lao động được đào tạo nghề đạt 55,9% (đạt 100,54%); tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 96,2% (đạt 100%); tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 96% (đạt 100%).

Công nghiệp từng bước đóng vai trò then chốt trong gắn kết sản xuất

Báo cáo của tỉnh Đồng Tháp cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực nông - lâm - thuy sản giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 3,3%/năm. Chuỗi giá trị các ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp tiếp tục gia tăng, trong đó, ngành lúa gạo giữ vai trò chủ đạo, nhất là xuất khẩu; ngành hàng hoa kiểng phát triển đa dạng chủng loại, đáp ứng nhu cầu thị trường, cung ứng hàng hóa cho cả nước và xuất khẩu; ngành hàng sen canh tác theo hướng bền vững, đa dạng hoa các sản phẩm chế biến; cây ăn trái phát triển nhanh về diện tích, nâng cao giá trị; ngành thuy sản duy trì phát triển ổn định, theo chiều sâu, mang lại giá trị xuất khẩu cao.

Tỉnh đã triển khai hệ thống nền tảng nông nghiệp số, với quy mô 95 hệ thống, trạm giám sát thông minh và 100 điểm đo nhiệt độ, độ ẩm tự động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; xây dựng và ứng dụng "Phần mềm số hóa OCOP" vào nhiệm vụ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Toàn bộ dữ liệu quản lý truy xuất nguồn gốc đều được tích hợp, quản lý trên nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh đã triển khai 161.000 ha tham gia thực hiện Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo cam cam kết của Chính phủ đối với quốc tế đến năm 2050 và đang xây dựng Đề án tổng thể "Xây dựng Đồng Tháp trở thành Tỉnh tiên phong, kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Cùng với đó, năm 2024, Đồng Tháp cũng tăng cường bình quân lĩnh vực công nghiệp ước đạt 6,15%/năm; trong đó, công nghiệp chế biến chiếm trên 98% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành và tiếp tục phát huy vai trò then chốt trong gắn kết sản xuất, tiêu thụ, gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng nông sản (lúa, cá tra, xoài, sen..). Hạ tầng khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lấp đầy 03 khu công nghiệp ước đạt 99%, 12 cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy ước đạt 85,3% (tăng 9% so cuối nhiệm kỳ trước). Toàn tỉnh Đồng Tháp có 453 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP; trong đó, có 366 sản phẩm đạt 3 sao, 86 sản phẩm đạt 4 sao và 01 sản phẩm đạt 5 sao (hạt sen sấy của Công ty TNHH Nam Huy Đồng Tháp). Dự kiến đến cuối năm 2024, tỉnh sẽ có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 3 cả nước, trong đó có 379 sản phẩm OCOP được kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước tăng bình quân 10%/năm, trong đó, xuất khẩu hàng hóa (không tính xăng dầu tạm nhập tái xuất) tiếp tục là điểm sáng, đến năm 2025 ước đạt 1.600 triệu USD. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khá, giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt hơn 117.000 tỷ đồng, tăng 38% so tổng vốn huy động giai đoạn 2016 - 2020.

Hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm của Đồng Tháp đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng 17/23 công trình, đang triển khai thi công 06/23 công trình. Ước tính đến cuối năm 2025, sẽ có 52,01 km đường cao tốc, có thêm 14 km Quốc lộ đi qua địa bàn; đầu tư, xây dựng mới 96 km và nâng cấp, mở rộng 137,5 km đường tỉnh, 195 km đường huyện. Nhiều dự án có quy mô, kết nối liên vùng đã và đang được đẩy nhanh tiến độ như: Hoàn thành cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (đoạn qua địa bàn), đẩy nhanh tiền độ thi công Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) dự án thành phần 1, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9/2025, phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận chuẩn bị các điều kiện khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (giai đoạn 1), đang triển khai thi công nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, dự án Nam Sông Tiền, tuyến tránh Quốc lộ 30 - thành phố Cao Lãnh. Hệ thống giao thông đô thị được mở rộng, giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các đô thị trung tâm tiếp tục phát triển đồng bộ, ngày càng khang trang, hiện đại, đưa vào vận hành Trung tâm điều hành thông minh tại các đô thị lớn (IOC 03 thành phố), tỷ lệ đô thị hóa của Tỉnh ước đạt 39,8% (tăng 1,8% so năm 2020).

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; kinh tế tư nhân từng bước trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, thành lập mới tăng trên 500 doanh nghiệp so giai đoạn 2016 - 2020, tỷ trọng đóng góp vào GRDP ước đạt hơn 29%, tăng 6% so năm 2020. Thu hút dự án đầu tư có chuyển biến, quy mô vốn đăng ký mới tăng hơn 40% so giai đoạn 2016 - 2020. Hợp tác xã thực hiện tốt vai trò tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng; giai đoạn 2020 - 2024, toàn

Tỉnh có 44 Hợp tác xã thành lập mới (trong đó, có 36 Hợp tác xã thành lập từ mô hình Hội quán). Toàn Tỉnh có 152 hội quán (tăng 42 hội quán so với năm 2020).

Đồng thời, kinh tế khu vực biên giới của Đồng Tháp tiếp tục có bước phát triển khá; hoàn thành cơ bản việc đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật 02 cửa khẩu quốc tế theo quy hoạch. Hoàn thiện hồ sơ nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Thường Phước thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông Thường Phước. Đang hoàn thiện hồ sơ nâng cấp cửa khẩu phụ Mộc Rá thành cửa khẩu chính. Hệ thống đường tuần tra biên giới, đường ra biên giới hoàn thiện phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Cùng với đó, ​​khoa học và công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều vào các ngành, lĩnh vực, tạo ra giá trị gia tăng cao. Đề tài cấp quốc gia "Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ Hội quán nông dân tại Đồng Tháp" làm tiền đề phát triển mô hình Làng thông minh trên địa bàn Tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2024, sẽ có 07 địa phương được công nhận Làng thông minh. Hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có nhiều tiến bộ, ước tính đến năm 2025, có 20 doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Trung tâm chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp là Trung tâm thứ hai được thành lập trên toàn quốc. Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh, hạ tầng viễn thông dần chuyển đổi thành hạ tầng số phục vụ cho chuyển đổi số của Tỉnh. Đến nay, có 100% khóm, ấp trên địa bàn tỉnh đã phủ sóng thông tin di động (3G, 4G) và đường truyền mạng (cáp quang FFTx), hộ gia đình có kết nối mạng băng rộng cố định đạt 79,5%. Công tác bảo đảm an toàn thông tin được quan tâm đúng mức. Tỉnh đã xây dựng các tiêu chí chuẩn mực con người Đồng Tháp "yêu nước, đoàn kết, trung thực, tự lực, chăm chỉ, hợp tác, nghĩa tình, năng động sáng tạo".

Đồng Tháp cũng đã ban hành quy chế xét tặng "Công dân tiêu biểu Đất Sen Hồng", "Công dân danh dự Đất Sen Hồng". Công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác hiệu quả giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu được chủ trọng. Các lễ hội tôn vinh, phát huy thế mạnh ngành hàng như lễ hội hoa kiểng Sa Đéc, lễ hội sen, lễ hội xoài, lễ hội cá tra thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, khách du lịch, góp phần quảng bá văn hóa, thúc đẩy du lịch, nông nghiệp. Hình thành

Đường sách thành phố Cao Lãnh - đường sách duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long - và tổ chức thường xuyên các hoạt động phát huy văn hóa đọc, nhất là trong giới trẻ. Thể thao quần chúng phát triển ổn định và thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả tích cực với gần 400 huy chương quốc gia, quốc tế các loại.

Đồng Tháp kiến nghị 7 đề xuất để "đất Sen Hồng" bứt phá

Kết quả đạt được của Đồng Tháp là rất đáng ghi nhận song, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn tồn tại một số hạn chế, theo đó việc triển khai Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chi tiết tại các đô thị và kế hoạch sử dụng đất còn chậm. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp chưa đồng bộ. Công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, phục vụ nông nghiệp phát triển chậm; thương mại - dịch vụ, hoạt động bán lẻ hàng hóa chưa đạt; giá trị xuất khẩu thuỷ sản có xu hướng giảm…

Để tháo gỡ một số khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp kiến nghị với Trung ương hỗ trợ, tạo điều kiện cho. Đồng Tháp thực hiện một số nội dung:

Thứ nhất, đề nghị sớm triển khai xây dựng ''Trung tâm đầu mối nông sản và thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười" tại tỉnh Đồng Tháp. Đây là nội dung được đề cập trong Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trung tâm thành lập sẽ nâng cao giá trị gia tăng, sản phẩm nông nghiệp, đây mạnh cung ứng tiêu thụ trong nước, đặc biệt là xuất khẩu, thúc đây liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không chỉ của Đồng Tháp mà còn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ hai, đề nghị đồng ý chủ trương và sớm bố trí nguồn vốn triển khai xây dựng mới Bảo tàng Đồng Tháp Mười tại Khu di tích Gò Tháp. Đây là nội dung được đề cập trong Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện nay, chưa có Bảo tàng trưng bày, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa của Đồng Tháp Mười. Bảo tàng dự kiến có tổng diện tích khoảng 7,8 ha, bao gồm: Diện tích xây dựng công trình 5.909m, phần trưng bày ngoài trời khoảng 20.000m', sân khấu trình diễn ngoài trời khoảng 500m2 và đường giao thông, cây xanh, cảnh quan, các công trình phụ trợ khác diện tích khoảng 51.591 m2. Với thiết kế hiện đại, sẽ trưng bày, giới thiệu lịch sử, văn hóa Đồng Tháp Mười. Bảo tàng khi hình thành sẽ là điểm tham quan văn hóa, lịch sử mới, có sức hấp dẫn cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát huy những giá trị đặc biệt của Đồng Tháp Mười, Khu di tích Gò Tháp Dính. Nếu được đầu tư thực hiện, đây sẽ là công trình tiêu biểu trong triển khai thực hiện uốc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2030. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 700 tỷ đồng.

Thứ ba, đồng ý chủ trương thành lập Khu kinh tế chuyên biệt, quy mô từ 5.000 ha trở lên thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp với các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm kích thích, tạo sức hút mời gọi các đối tác, nhà đầu tư huẩn lớn, chiến lược nhằm phát triển kinh tế khu vực biên giới của tỉnh (chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cao hơn so với các khu kinh tế thông thường; hỗ trợ Đồng Tháp giải tỏa đền bù và giải phóng mặt bằng…)

Thứ tư, đồng ý chủ trương đầu tư tuyển cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh, đoạn cảng Hồng Ngự - Cao Lãnh (chiều dài khoảng 68 km, quy mô xây dựng 04 làn xe, thuộc tuyến hành lang vận tải từ khu kinh tế cửa khẩu Dinh Bà trước năm 2030, để góp phần hình thành kết cấu hạ tầng giao thông.

Thứ năm, đồng ý chủ trương đầu tư tuyến Quốc lộ N1 (chiều dài khoảng 40 km, quy mô đường cấp III - Đồng bẳng) và cầu Tân Châu - Hồng Ngự (vượt song Tiền nối tỉnh Đồng Tháp với tỉnh An Giang, với quy mô mặt cầu rộng 20,5m và 04 làn xe cơ giới) trước năm 2030.

Thứ sáu, đồng ý chủ trương triển khai dự án Quốc lộ 30 đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà, hiện nay đã xuống cấp, kết nối giao thông chưa thông suốt, đảm bảo quốc phòng, an ninh…

Thứ bảy, xem xét, triển khai đầu tư Dự án nâng cấp kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền trong giai đoạn 2025 -2027 (chiều dài 20,8 km nối sông Tiền với sông Hậu).

Tại cuộc họp lãnh đạo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương đã có những trao đổi, giải đáp và gợi mở những đề xuất để Đồng Tháp tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới...

Đồng Tháp phải huy động mọi nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh để bứt phá

Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã đạt được trong thời gian qua. Nhất là, kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển toàn diện, nổi bật là các chỉ tiêu về giảm nghèo, y tế, văn hóa, giáo dục, chất lượng sống của người dân được nâng lên từng ngày. Tỉnh đã thực hiện tốt tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; diện mạo nông thôn, đô thị có nhiều chuyển biến mạnh. Tỉnh rất chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, sáng tạo, nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao. Tỉnh có hơn 453 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao và 5 sao.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, điều vui mừng là kinh tế tư nhân của tỉnh đang ngày càng trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Việc Đồng Tháp liên tục 16 năm liền nằm trong top 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã làm nổi bật thêm hình ảnh của tỉnh và trở thành nhân tố mang lại cảm hứng cho nhiều địa phương khác. Đồng Tháp cần tiếp tục thúc đẩy mạnh các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, đưa tỷ trọng đóng góp của thành phần này vào GRDP từ 29% hiện nay lên ít nhất 40% trong 5 năm tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp
Tổng Bí thư phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp

Đánh giá cao tỉnh đã thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những khó khăn, hạn chế như kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, một số chỉ tiêu khó đạt kế hoạch đề ra, Tổng Bí thư cho rằng Đồng Tháp có tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ phần trăm cao thì mức tăng trưởng cao là rất khó khăn, Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần tập trung nghiên cứu, sớm đề ra những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cần có giải pháp quyết liệt, dứt điểm để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tập trung phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu liên quan đến tăng trưởng kinh tế, thu nhập của nhân dân. Tập trung các giải pháp ưu tiên để bảo đảm tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, chăm lo tốt nhất cho đời sống của người dân.

Về phương hướng phát triển, Tổng Bí thư khẳng định, Đồng Tháp có diện tích đất nông nghiệp lớn, sở hữu hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Với danh hiệu "Đất sen hồng", tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh mẽ du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên và văn hóa. Nhiều điểm đến nổi tiếng như Vườn quốc gia Tràm Chim (nơi có sếu đầu đỏ đến sinh sống – là loài đặc biệt quý hiếm), khu di tích Gò Tháp, Đồng Sen Tháp Mười,... nhiều lễ hội truyền thống; các mô hình du lịch nông thôn, tham quan các làng nghề, vườn cây ăn trái, hay trải nghiệm cuộc sống sông nước,... đều là những điểm đến hấp dẫn.

Tổng Bí thư nêu rõ, tỉnh có một số lợi thế mới nổi như có vị trí thuận lợi, nằm tiếp giáp với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, có thể dễ dàng kết nối đến các thị trường lớn trong cả nước và Campuchia; có cơ hội trở thành đầu mối giao lưu quan trọng theo định hướng phát triển của Tiểu vùng Mê Công mở rộng với hai cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Dân số Đồng Tháp hơn 1,6 triệu người, trong đó khoảng 60% trong độ tuổi lao động, đặc biệt là lao động trẻ độ tuổi 20-35 là nguồn nhân lực dồi dào; người lao động được đánh giá cao về sự chăm chỉ, kiên nhẫn và ý thức trách nhiệm trong công việc. Đồng Tháp có hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học và cao đẳng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nhân lực. Tỉnh cần huy động mọi nguồn lực để phát huy các tiềm năng, lợi thế nêu trên, nhất là các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đất nước.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến năm 2030, phải xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Cửu Long về xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; tầm nhìn đến năm 2050, trở thành tỉnh tiên phong trong đổi mới và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, mở ra cơ hội cho các lĩnh vực kinh tế mới: kinh tế sinh thái, kinh tế nước ngọt, nông nghiệp thích ứng, vận tải đa phương thức, chăm sóc sức khỏe… Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Tổng Bí thư đề nghị Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài; phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp chung. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tập trung chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư gợi ý, trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế, tỉnh tập trung phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, chuyển đổi mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi để thích ứng với thị trường, thích ứng với điều kiện tự nhiên mới và biến đổi khí hậu, xây dựng chuỗi giá trị nông sản gắn với chế biến sâu và xuất khẩu. Chú trọng xây dựng và giữ gìn thương hiệu nông sản Đồng Tháp để tăng giá trị sản phẩm. Tiếp tục mở rộng, nhân rộng các hình hình thức hợp tác, liên kết. Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, thiên nhiên, và sinh thái; ưu tiên nâng cấp hạ tầng du lịch, cải thiện giao thông kết nối các điểm du lịch. Chú trọng thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản và thực phẩm. Sớm triển khai xây dựng Trung tâm đầu mối nông sản và thủy sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười tại tỉnh Đồng Tháp (như đề nghị của tỉnh). Chủ động tăng cường liên kết hợp tác vùng, liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận để phát triển chuỗi cung ứng công nghiệp chế biến liên vùng. Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo,đẩy nhanh số hóa nền kinh tế, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực.

推荐内容