Eun Seo-ran (44 tuổi) lớn lên trong một gia đình truyền thống ở Hàn Quốc. Cha cô là trụ cột của gia đình,ườiphụnữnhậnnuôibạnthânbiếtlýdoaicũngcảmthôtỉ lệ bong da mẹ ở nhà làm nội trợ. Mẹ cô cả đời hy sinh cho chồng con, nhưng chưa bao giờ nhận được sự biết ơn từ người bạn đời. Mặc dù vậy, mẹ cô tin rằng con gái mình sẽ đi theo một con đường khác trong cuộc đời. Khi Eun Seo-ran còn nhỏ, mẹ cô chưa bao giờ cho phép con gái vào bếp, luôn dặn dò cô phải coi trọng sự tự do. Eun Seo-ran cũng ý thức được về gia đình mình, cô không muốn bản thân có kết cục như mẹ nên quyết định không kết hôn hay sinh con. Dẫu vậy, cô vẫn hiểu được, trong cuộc sống có những lúc chỉ có thể trông cậy vào người nhà. Năm 2016, Eun Seo-ran chuyển đến một vùng quê yên bình ở Jeolla. Tại đây, cô gặp Lee Eo-rie (38 tuổi), một người phụ nữ cùng chí hướng với mình. Họ nhanh chóng trở thành bạn thân và chuyển tới sống cùng nhau. Cả hai có chung niềm say mê với thiên nhiên, thích ăn chay, làm đồ thủ công và đều độc thân. Eun Seo-ran cho biết, việc sống chung có thể giảm bớt những nỗi bất an khi sống một mình, đồng thời đảm bảo có người bên cạnh chăm sóc khi về già hoặc trong trường hợp không may xảy ra tai nạn. Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, họ sắp xếp ổn thỏa mọi thứ, cùng chia sẻ công việc nhà, các hóa đơn… Tuy nhiên, sau đó, họ sớm nhận ra có một số tình huống đặc biệt, họ chẳng khác nào người xa lạ. Vài năm trước, khi Eun Seo-ran phải nhập viện vì chứng đau đầu kinh niên. Cô mới biết, luật pháp Hàn Quốc chỉ cho phép người nhà đưa ra những quyết định quan trọng cho bệnh nhân hoặc thăm nom chăm sóc. Điều này khiến cả hai bừng tỉnh và tự hỏi bản thân nếu rơi vào trường hợp đó, mình sẽ chăm sóc đối phương như thế nào. Eun Seo-ran chia sẻ: “Tôi nghĩ sự kết nối về cảm xúc rất quan trọng. Khi tôi ở bên ai đó và cảm thấy sự bình yên, tôi tin rằng người đó có thể là gia đình của mình”. Ban đầu, 2 người định giả vờ có quan hệ tình cảm để có thể kết hôn nhưng pháp luật Hàn Quốc không công nhận hôn nhân đồng giới. Vì thế, họ không còn cách nào khác là nghĩ tới việc nhận con nuôi. Tất cả những gì Eun Seo-ran phải làm là chứng minh rằng cô lớn hơn Lee Eo-rie và bạn cô không phải là con ruột của cô. Sau khi nộp đủ giấy tờ, quá trình nhận con nuôi chỉ mất 24 giờ. “Thứ tôi muốn là những điều đơn giản như chăm sóc lẫn nhau, ký giấy xác nhận y tế, nghỉ làm để chăm sóc khi người kia ốm, hoặc tổ chức tang lễ khi một người trong chúng tôi qua đời. Nhưng điều đó không thể thực hiện được ở Hàn Quốc, trừ khi chúng tôi là một gia đình hợp pháp”, Eun Seo-ran nói. Câu chuyện về người phụ nữ Hàn Quốc trở thành mẹ của bạn thân nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông và truyền cảm hứng cho Eun Seo-ran viết cuốn hồi ký “Tôi nhận nuôi một người bạn”. Phan Hằng Nghe lời bạn thân ly hôn, một năm sau người phụ nữ điếng người vì sự thậtTRUNG QUỐC - Mỗi lần về quê, người phụ nữ đều kêu ca hôn nhân không hạnh phúc với người bạn thân. Sau đó, vì nghe lời bạn, cô quyết định ly hôn. |