Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro thanh khoản tiên tiến đã giúp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vững vàng trước những khó khăn của thị trường. Trong những giai đoạn thị trường căng thẳng,ểnkhaiBaselIIItrongquảnlýrủirothanhkhoảnhận định chelsea vs MB luôn tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, duy trì nguồn thanh khoản dồi dào đảm bảo MB có đầy đủ khả năng đảm bảo các nghĩa vụ tài chính trong mọi tình huống có thể xảy ra.
Hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn, MB luôn tiên phong nghiên cứu các thông lệ tiên tiến và ứng dụng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. MB tập trung nâng cao chất lượng sử dụng nguồn, tối ưu nguồn, đệm thanh khoản, năng lực quản lý rủi ro thanh khoản; đặc biệt, ngân hàng đã chủ động xây dựng công cụ tính toán Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR) và Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR) từ năm 2021-2022 theo các quy định nghiêm ngặt, khắt khe của Ủy ban Basel, ứng dụng kết quả tính toán trong định hướng điều hành, cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo tính bền vững trong hồ sơ thanh khoản của ngân hàng.
Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc MB nhận giấy chứng nhận hoàn thành xác thực độc lập công cụ đo lường LCR, NSFR theo chuẩn mực Basel III. |
Tháng 6/2024, trong khuôn khổ phạm vi dự án Basel III, PwC đã rà soát độc lập, đánh giá và công nhận MB tuân thủ các quy định của Basel III trong việc đo lường LCR, NSFR. Đây là cơ sở giúp MB thêm kiên định với lựa chọn xây dựng khung quản trị rủi ro vững chắc, khẳng định hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả và bền vững.
Trước đó, MB liên tục chiến thắng các giải thưởng quốc tế danh giá về quản trị rủi ro như: Ngân hàng có hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (2021) bởi The Asian Banker, Giải thưởng sáng tạo xuất sắc - Innovation Excellence Award bởi Oracle (2023) dành cho tổ chức có sự đổi mới xuất sắc trong việc ứng dụng các nền tảng OFSAA vào quản trị nội bộ và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế (Basel II), Giải Model Risk Manager (Đơn vị Quản trị rủi ro kiểu mẫu) bởi Celent (2024) nhờ triển khai thành công công cụ tính toán dự kiến tổn thất tối đa (VaR) gần thời gian thực.
Trước thềm sinh nhật lần thứ 30, MB tiếp tục khẳng định là một trong các ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững trong tương lai, giúp MB vững vàng triển khai tầm nhìn chiến lược “Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu”./.