您现在的位置是:Thể thao >>正文

【giải ngoại hạng đức】BÀI 3: Tăng quyền để người lao động làm chủ

Thể thao658人已围观

简介Đề xuất người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần được mua cổ phần theo khả năng tài chính củ ...

cong

Đề xuất người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần được mua cổ phần theo khả năng tài chính của mình

Người lao động đã nắm giữ 4.426 tỷ đồng

Tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy,ÀITăngquyềnđểngườilaođộnglàmchủgiải ngoại hạng đức từ năm 2011 đến hết tháng 5/2017, tổng số cổ phần người lao động nắm giữ tại các doanh nghiệp cổ phần hóa (CPH) là 4.426 tỷ đồng; tổ chức công đoàn nắm giữ 1.143 tỷ đồng. Đây là con số quan trọng nhằm đảm bảo quyền làm chủ của người lao động sau CPH.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước CPH được 13 doanh nghiệp, tổng vốn điều lệ là 1.563 tỷ đồng, trong đó: Nhà nước nắm giữ 848 tỷ đồng; bán cho nhà đầu tư chiến lược 362 tỷ đồng; bán cho người lao động 46 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 11 tỷ đồng; số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 294 tỷ đồng. Năm 2016, cả nước CPH được 56 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 24.379 tỷ đồng, Trong đó: Nhà nước nắm giữ 11.937 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 7.670 tỷ đồng; bán cho người lao động 388 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 8 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 4.374 tỷ đồng.

Trước đó, trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước CPH được 508 doanh nghiệp và người lao động nắm giữ 4.042 tỷ đồng; tổ chức công đoàn nắm giữ 1.124 tỷ đồng.

Tỷ lệ này có thể sẽ tăng lên sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (Bộ Tài chính đang soạn thảo). Bởi để đảm bảo tính đa sở hữu, tại dự thảo, Bộ Tài chính đã đề xuất quy định theo hướng tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn, người lao động tham gia mua cổ phần ưu đãi. Thậm chí, dự thảo đã mở rộng đối tượng được mua cổ phần tại công ty mẹ cho người lao động tại công ty con. Lượng mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước. Bên cạnh đó, dự thảo nghị định điều chỉnh mức giá bán bằng 60% giá trị một (1) cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần)...

Cùng với việc bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cũng cho biết, công tác xử lý lao động dôi dư rất được chú trọng. Theo Ban Chỉ đạo, giai đoạn 2011 - 2015, với 147 doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại có 153 người đủ điều kiện nghỉ hưu và 5.879 người lao động không bố trí được việc làm. Số lao động được giải quyết chính sách lao động dôi dư là 2.274 người, với tổng tiền là 125,8 tỷ đồng. 3.605 người được giải quyết trợ cấp thôi việc, mất việc làm với tổng 136,5 tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng cho biết, năm 2016, đã chi hơn 142 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp xử lý lao động dôi dư.

Đề xuất mở rộng ưu đãi cho người lao động khi thoái vốn

Tại Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 13/7/2016, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ưu tiên bán cổ phần cho người lao động khi thoái vốn ở các công ty cổ phần. Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần được mua cổ phần theo khả năng tài chính của mình. Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án bán cổ phần cho người lao động khi Nhà nước thoái vốn. Giá bán cổ phần nhà nước thoái vốn cho người lao động theo giá thị trường hoặc theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp người lao động không mua hoặc không mua hết thì thực hiện bán cho các nhà đầu tư khác. Đề xuất này được đưa ra khi Bộ Tài chính soạn thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số quy định về thoái vốn tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, qua rà soát của Ban Soạn thảo, việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư. Do đó, việc đề xuất các nội dung ưu đãi đối với người lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chưa phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và nguyên tắc “thị trường”. Ban Soạn thảo cho rằng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có đề xuất cụ thể hơn để tiếp tục nghiên cứu.

Cùng với đề xuất bán ưu đãi cổ phần, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng kiến nghị bổ sung quy định khống chế mức chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. Vấn đề này Ban Soạn thảo Nghị định 91 sửa đổi cho biết sẽ trình Chính phủ sửa đổi quy định theo hướng cho phép DNNN sử dụng Quỹ phúc lợi để chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. Quy định này sẽ mở rộng nguồn chi mua bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhằm khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Như vậy, so với trước đây, người lao động sẽ có nhiều ưu đãi hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nếu xác định giá trị doanh nghiệp không sát thị trường thì việc “nới room” cho người lao động không những không phải ưu đãi mà lại là bạc đãi.

Hà Minh

Tags:

相关文章