Diễn đàn thu hút gần 500 đại biểu tham dự,ểnnhanhvigravetươnglaibềnvữsoi kèo tokyo với sự hiện diện của ngài Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - Chủ tịch ASEAN 2024; ngài Kao Kim Hourn, Tổng Thư ký ASEAN; các bộ trưởng, đại sứ, đại diện Chính phủ các nước ASEAN, các nước đối tác đối thoại, các tổ chức quốc tế.
Diễn đàn được tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu trong cả nước. Tại điểm cầu Bình Phước, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Bùi Quốc Khánh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan tham dự.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Phước
Trong phiên toàn thể thứ nhất, diễn đàn đã tập trung thảo luận về những định hướng tương lai nhằm thúc đẩy cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, bao trùm và tự cường. Đặc biệt là những mô hình quản trị và chính sách giúp các nước ASEAN ứng phó hiệu quả với môi trường chiến lược phức tạp và những thách thức đang nổi lên để duy trì động lực tăng trưởng.
Các đại biểu cũng trao đổi về những phương cách áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu hài hòa giữa thịnh vượng và phát triển bền vững. Ngoài ra, phiên thảo luận cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, nền kinh tế tuần hoàn, chuỗi cung ứng bền vững và đổi mới sáng tạo trong cung cấp các giải pháp giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế, xã hội nhưng vẫn gắn với bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Nội
Bên cạnh đó, diễn đàn còn tập trung làm rõ các nội dung về: Những biện pháp của ASEAN nhằm thích ứng và đóng góp cho kiến trúc quản trị toàn cầu. Những biện pháp để các nước ASEAN đưa các mục tiêu phát triển bền vững vào chiến lược phát triển quốc gia một cách hiệu quả, duy trì tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ nhân lực trong nền kinh tế số. Những định hướng cho hợp tác khu vực, sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, quản lý, sử dụng tài nguyên bền vững và phát triển các thành phố thông minh. Vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), 5G, chuỗi khối (blockchain) và các công nghệ mới nổi trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi bền vững và toàn diện...
Thảo luận tại phiên toàn thể cũng hướng tới sự gắn kết giữa cộng đồng ASEAN với các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, giữa Diễn đàn tương lai ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh tương lai của Liên hợp quốc, giúp ASEAN đóng góp thiết thực hơn vào các tiến trình đa phương toàn cầu.