当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả bóng đá west brom】Bộ Công an: Có thể xử lý hình sự với hành vi găm hàng xăng dầu

【kết quả bóng đá west brom】Bộ Công an: Có thể xử lý hình sự với hành vi găm hàng xăng dầu

2025-01-10 01:00:36 [Cúp C1] 来源:88Point
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT chỉ đạo “khẩn” Quản lý thị trường 63 tỉnh,ộCônganCóthểxửlýhìnhsựvớihànhvigămhàngxăngdầkết quả bóng đá west brom thành trước nạn “găm hàng” xăng dầu

Những ngày qua, nhiều địa phương tại khu vực phía Nam xuất hiện tình trạng nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động, nhiều người dân đặt câu hỏi “có hay không việc cố tình “găm” hàng chờ tăng giá?". Hành vi "găm" hàng tại các cây xăng nhằm trục lợi sẽ bị xử lý thế nào?

Thông tin về vấn đề này, Bộ Công an cho biết, nếu các cửa hàng kinh doanh có hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi sẽ tùy tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân hay pháp nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hành chính, chế tài xử phạt được áp dụng theo Điều 32 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Công an: Có thể xử lý hình sự với hành vi găm hàng xăng dầu
Không chỉ tại các tỉnh phía Nam, tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác cũng thường xuyên xảy ra tình trạng treo biển hết xăng

Theo đó, các hành vi cắt giảm địa điểm hay phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó; cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường, thì phạt tiền ở mức 5-30 triệu đồng.

Ngoài ra, mức phạt tiền trên cũng được áp dụng với các hành vi không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng; găm hàng trong kho vượt quá 150% so với số lượng hàng hóa tồn kho trung bình của 3 tháng liền kề trước đó...

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật; tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề 3-6 tháng nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Về chế tài hình sự, Bộ Công an nhấn mạnh theo Khoản 1, Điều 196 Bộ luật Hình sự về tội Đầu cơ, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền, phạt tù.

Cụ thể, phạm tội với hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền tối đa 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội với trị giá hàng hóa 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tiền tối đa 5 tỷ đồng hoặc phạt tù ở mức 7-15 năm.

Đối với pháp nhân thương mại mà vi phạm, thì bị phạt tiền tối đa 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn 1-3 năm.

Theo các luật sư, để giải quyết triệt để tình trạng trên, cơ quan chức năng cần thực hiện đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu đang đóng cửa, tạm ngừng bán hàng nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình găm hàng chờ tăng giá nhằm trục lợi để làm gương, tránh tái diễn.

Trước đó, tình trạng nhiều cửa hàng bán lẻ xăng, dầu khu vực phía Nam tạm ngưng hoạt động đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhằm ổn định thị trường xăng dầu, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đã có văn bản chỉ đạo khẩn Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng, dầu.

Lực lượng chức năng tập trung việc giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng, dầu đang hoạt động trên địa bàn. Theo đó, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng, dầu tạm ngưng hoạt động tiến hành chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra để làm rõ nguyên nhân, lý do tạm ngưng, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù bất kể thương nhân ở loại hình nào; thực hiện áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读