Thoái vốn thu về gấp gần 9 lần
Theácdoanhnghiệpsaucổphầnhóahoạtđộnghiệuquảltd hang nhat vno Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, năm 2016 đã cổ phần hóa (CPH) 66 DN với tổng giá trị DN là 40.206 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 27.328 tỷ đồng. Năm 2017 đã CPH 69 DN với tổng giá trị DN là 365.953 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 160.156 tỷ đồng. 11 tháng đầu năm 2018 đã CPH 11 DN với tổng giá trị DN của 11 DN là 29.634 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 15.329 tỷ đồng.
Như vậy, đến nay đã CPH được 26/127 DN trong kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chiếm 20,4%. Những đơn vị thực hiện tích cực, đã hoàn thành kế hoạch đặt ra là: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Đài Truyền hình Việt Nam.
Về thoái vốn, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái 406 danh mục, khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các DN. Ngoài việc thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232, các đơn vị còn phải thực hiện thoái vốn đầu tư khỏi các ngành, lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao, thoái vốn khỏi các ngành nghề không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính và thoái vốn theo Phương án cơ cấu lại DN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tính trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 11/2018, cả nước đã thoái được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735 tỷ đồng, tức là gấp gần 9 lần. Cụ thể: Năm 2016 thoái được 3.645 tỷ đồng, thu về 6.839 tỷ đồng. Năm 2017 thoái được 9.046 tỷ đồng, thu về 138.327 tỷ đồng (gồm khoản thoái vốn nhà nước tại Sabeco và Vinamilk). Trong 9 tháng đầu năm 2018 thoái được 5.067 tỷ đồng, thu về 10.499 tỷ đồng. Trong đó có 18 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 1.308 tỷ đồng, thu về 2.511 tỷ đồng.Tuy còn chậm so với kế hoạch đặt ra song, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng hoạt động CPH, thoái vốn đã chứng tỏ được tác dụng, hiệu quả thông qua tình hình hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN sau khi thực hiện CPH.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, so với năm trước khi CPH, bình quân lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, vốn điều lệ, tổng tài sản, doanh thu, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng. Đơn cử, so với trước CPH, trên 300 DN sau CPH năm 2015 có bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.
Như vậy có thể thấy, các DN sau CPH vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Quản trị DN có nhiều kết quả nhất định từ khi đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp DNNN. Những đổi mới mạnh mẽ về chủ trương chính sách và hệ thống pháp luật kinh doanh đã tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động đồng thời với việc tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các DN.Vẫn chưa thực sự nghiêm túc
Ghi nhận những tiến bộ rõ rệt của DNNN sau CPH, thoái vốn không đồng nghĩa với việc bỏ qua những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Bên cạnh nguyên nhân khách quan như diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị, thương mại của khu vực và thế giới thì các nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân chính.Có thể kể đến như: Một số bộ, ngành, địa phương, DN còn chưa thực sự nghiêm túc trong triển khai kế hoạch, chấp hành chế độ báo cáo; vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt; một số DNNN chậm đổi mới quản trị DN để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, quá trình CPH DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước CPH làm kéo dài thời gian thực hiện CPH,...
顶: 23825踩: 679
Để thúc đẩy trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp căn bản để tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
Trong đó nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình sắp xếp, CPH, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN và DN có vốn nhà nước. Bên cạnh đó, thủ trưởng, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thực hiện đúng tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, các DNNN thuộc diện CPH cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN CPH. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các DN đã CPH thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật,…
Đặc biệt, kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, CPH, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà nước; định kỳ công bố công khai thông tin về CPH, thoái vốn DNNN làm cơ sở để theo dõi, đánh giá tiến độ CPH, thoái vốn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
【ltd hang nhat vn】Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả
人参与 | 时间:2025-01-26 04:02:07
相关文章
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- Đoàn kết thực hiện tốt nhiệm vụ
- Góp sức cho công tác phòng, chống dịch
- Người làm báo là quan trọng và vẻ vang
- Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- Trồng hơn 22.000 cây xanh hưởng ứng Tháng thanh niên
- Hiệu ứng tích cực từ chiến dịch giao thông
- Vượt sóng tác nghiệp ở Trường Sa
- Gương mẫu, trách nhiệm
- Nữ cán bộ cơ sở năng nổ, tận tâm với dân
评论专区