Tiêm văc-xin cho trẻ là việc làm cần thiết. Ảnh: Tư liệu Rất cần thiết Theêmbổsungvắthứ hạng của hạng nhất sípo Bộ Y tế, số ca mắc bệnh bạch hầu trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2017 giảm 44% so với giai đoạn 2004-2010. Trong các năm 2004-2012, bệnh bạch hầu cơ bản được khống chế với số ca mắc trung bình hàng năm là 21 trường hợp. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2020 đã ghi nhận các ổ dịch bạch hầu xảy ra rải rác ở một số địa phương. Bạch hầu xuất hiện ở Gia Lai liên tục trong 3 năm 2013, 2014, 2015, xuất hiện ở Bình Phước và Kon Tum năm 2016. Năm 2019, có 7 tỉnh báo cáo 53 trường hợp mắc bạch hầu; trong đó, dịch xảy ra tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Kon Tum. Năm 2020 ghi nhận 237 ca bạch hầu tại 10 tỉnh của 3 khu vực; trong đó có các ổ dịch tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Trong năm 2020-2021, các ca bệnh uốn ván sơ sinh vẫn xuất hiện rải rác tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận, nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh thấp và tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà cao. Thời gian này, trong số 67 trường hợp uốn ván sơ sinh được ghi nhận, có 19 trường hợp đã tử vong. Những năm gần đây, công tác điều trị bệnh uốn ván sơ sinh tuy đã được cải thiện, song đây vẫn là bệnh có tỷ lệ chết/mắc cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự phòng dao động từ 32%-33,3%. Ở trẻ lớn và người lớn, hàng năm các địa phương vẫn ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc uốn ván. Riêng năm 2020, ghi nhận 320 ca mắc tại 28 tỉnh/thành phố của cả 4 khu vực và năm 2021 có 182 ca mắc tại 25 tỉnh/thành phố. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua tỷ lệ tiêm chủng các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm, bao gồm cả vắc-xin có thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván. Để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng, ngừa dịch bệnh, cần thiết phải tiếp tục duy trì tiêm vắc-xin UV-BH cho trẻ 7 tuổi tại các địa bàn nguy cơ. Việc này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về việc triển khai vắc-xin UV-BH cho trẻ lớn. Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ Thừa Thiên Huế là một trong 7 địa phương được mở rộng tiêm vắc-xin UV-BH giảm liều, do có ca bệnh bạch hầu/uốn ván sơ sinh năm 2020-2021 và thuộc vùng giáp ranh với các khu vực nguy cơ. Theo kế hoạch, toàn tỉnh có 18.285 trẻ dưới 7 tuổi, được Trung ương phân bổ 22.600 liều vắc-xin. Từ tháng 9 – 12/2022, 100% trạm y tế trong toàn tỉnh đều triển khai tiêm loại vắc-xin này. Mục tiêu quan trọng phải đạt được là ít nhất 95% trở lên trẻ 7 tuổi tại cộng đồng và trẻ học lớp 2 trong tỉnh được tiêm bổ sung 1 mũi vắc-xin UV-BH giảm liều. Ngoại trừ các trường hợp trẻ đã tiêm vắc -xin có chức thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong thời gian 1 tháng trước khi triển khai. Để chương trình tiêm vắc-xin UV-BH giảm liều được triển khai đồng bộ và hiệu quả, từ tháng 7/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng cho cán bộ phụ trách tiêm chủng tại tuyến huyện và tuyến xã. Các địa phương cũng đồng thời đẩy mạnh truyền thông về nội dung này để người dân biết sự cần thiết tiêm chủng vắc- xin UV-BH và chủ động đưa con em đi tiêm chủng. Việc tiêm chủng sẽ được ngành y tế và các địa phương phối hợp tổ chức linh động theo nhiều cách. Tiêm tại trường học cho đối tượng là trẻ em đang học lớp 2. Tiêm tại trạm y tế cho đối tượng là trẻ em đủ 7 tuổi không đi học và thực hiện tiêm vét. Tiêm tại các điểm tiêm chủng ngoài trạm đối với trẻ ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận. Không tổ chức buổi tiêm chủng cùng đợt với tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ đủ 7 tuổi tại địa phương, khoảng cách giữa mũi tiêm vắc-xin UV-BH và vắc-xin phòng COVID-19 ít nhất là 14 ngày. ĐỒNG VĂN |