Khi bị dính nước mưa,ửlýđồđiệntửbịngấmnướnhan dinh anh các thiết bị điện tử rất dễ bị hỏng hóc. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng này:
Laptop: ngắt ngay nguồn điện
Khi laptop bị ngấm nước, một số phụ kiện dễ “chết” như ram, ổ cứng, chip CPU… Vì vậy hãy ngắt ngay nguồn điện, rút pin, sau đó ngắt các kết nối (như thiết bị ngoại vi, cổng USB, Wifi…), tháo rời ổ quang, ổ cứng.
Đặt laptop dạng chữ A, gập xuống nền để nước chảy ra, dùng khăn, giấy lau và thấm những nơi nước có thể vào được. Nếu hiểu biết về kỹ thuật, người dùng có thể tháo các bộ phận máy và tiến hành dùng máy sấy hong khô.
Với màn hình nên dùng vải thật mịn (loại lau màn hình LCD có bán kèm), nhúng dung dịch lau rửa để làm sạch, hoặc dùng bộ vệ sinh chuyên dụng để làm khô, không gây trầy xước cho màn hình. Bàn phím nếu dính ít chất lỏng thì lau sạch, không nên tháo ra vì các mạch điện bên dưới dễ bị đứt cáp, hoặc gãy, nứt các khớp nối. Nếu chất lỏng đổ vào bàn phím nhiều có thể dùng máy sấy thổi rồi lau khô bằng giẻ mềm mịn, sau đó nhờ thợ tháo ra lau chùi, xịt sạch các khe, hốc.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là các bước sơ cứu tức thời. Lời khuyên hữu ích nhất là bạn cần mang đến thợ kỹ thuật, những người am hiểu máy tính để họ kiểm tra. Nếu không, khi chưa lau khô mà vẫn sử dụng thì có thể gây chập điện, cháy, hỏng.
Điện thoại di động: tháo pin
Điện thoại di động (DTDĐ) bị ngấm nước sau 20 giây phần cứng có thể tê liệt, do vậy không nên bật máy sau khi DTDĐ bị dính nước để tránh chập điện. Việc cần làm là phải rút điện, tháo pin nhanh để giữ an toàn cho các bảng mạch (đối với iPhone khó tháo lắp pin cũng phải tháo sớm hoặc tắt nguồn).
Nhiều người hay sơ cứu điện thoại bằng cách lau khô bằng giấy lụa, giấy báo hoặc hong nắng, hong quạt cho bay hơi nhanh hay dùng máy sấy, cho vào tủ lạnh… để hút ẩm. Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức về ĐTDĐ thì không nên tự làm khô, nhất là làm khô bằng cách để vào tủ lạnh, máy làm kem… vì có thể hại cho máy, màn hình LCD. Các cách trên chỉ làm khô được bề ngoài, nếu nước đã ngấm vào vi mạch thì chỉ có thợ mới xử lý được.
Máy sấy tóc và các biện pháp làm khô khác cũng chỉ làm khô được bên ngoài, độ nóng máy sấy còn có thể làm hư hỏng các chi tiết bằng nhựa, hơi nóng của máy sấy dễ gây chập hoặc hỏng nặng hơn khi bật máy lại. Nguy hiểm hơn, nếu ĐTDĐ rơi vào nước muối, nước canh… càng để lâu thì tinh thể muối càng ăn mòn bảng mạch. Do đó, khi máy ngấm nước nên mang đến hãng, cửa hàng để thợ xử lý. Nếu máy bị ngấm nước muối, canh, đường… khi đưa tới thợ nhớ báo để thợ lưu ý làm sạch kỹ, giảm hỏng hóc sau này.
Máy ảnh: không nên tự sửa
Khi máy ảnh bị ngấm nước, việc đầu tiên cần làm là tháo pin rồi sấy khô máy. Sau đó, nếu không hiểu biết nhiều về đồ số, bạn nên mang máy đến các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra. Những hỏng hóc thường gặp trong trường hợp này là cháy IC nguồn, “chết” mainboard (bo mạch), motor ống kính và dây zoom.
Chi phí sửa chữa và thay thế những linh kiện này khá lớn. Với những máy du lịch cỡ nhỏ, đời thấp, chi phí thay mainboard có thể lên tới 40-50% giá trị máy, còn với những máy cao cấp hơn, linh kiện này cũng có giá tương đương 25-30% giá máy. Trường hợp hỏng motor ống kính thường xảy ra ở những mẫu máy siêu zoom, chi phí thay mới lên tới 100 USD. Rẻ nhất có lẽ là thay dây zoom ống kính, chỉ mất từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Một điều cần chú ý khi mang máy đi sửa là không nên "táy máy" mở ra kiểm tra trước ở nhà, đến khi không làm được gì rồi mới đem đến cửa hàng. Theo nhân viên kỹ thuật một cửa hàng máy ảnh có tiếng tại Hà Nội, những chiếc máy đã bị chủ nhân "chọc ngoáy" trước khi đem ra hàng thường bị tính phí sửa chữa đắt hơn so với khi mang máy nguyên trạng ra cho thợ kiểm tra.
Để tránh hư hỏng máy ảnh, sau khi chụp nên dùng khăn cotton ẩm lau sạch, rồi lau lại bằng khăn khô, sấy nóng trên nóc tivi rồi cho túi có gói hút ẩm (hoặc vài viên phấn) gói lại, cất nơi thoáng khí. Không cất máy ảnh trong các tủ quần áo, sách vở vì độ ẩm mùa mưa nhiều, hoặc bị kiến, gián chui vào bài tiết và chết trong đó làm hỏng máy.
Khác với những thiết bị trên, tivi (TV) thường hiếm khi bị ngấm nước. Tuy nhiên, trong những ngày mưa ngập vừa qua, nhiều khu vực bị mất điện, TV không hoạt động, hơi nước trong không khí lại quá cao nên việc máy bị ẩm là chuyện bình thường. Lời khuyên ở đây là người dùng tuyệt đối không được cắm điện, bật TV khi biết chắc TV bị ẩm, bởi việc làm đó có thể gây chập hệ thống điện trong gia đình hoặc nổ cầu chì bên trong máy, phá hỏng các linh kiện bên trong TV.
Trong trường hợp TV bị ngập nước, cách tốt nhất là nên mang đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành để kiểm tra. Trong quá trình sử dụng, người dùng chú ý không nên đặt máy ở những nơi bí và có độ ẩm cao như hốc tủ tường, tủ TV hoặc quá sát tường.
Thu Huyền
顶: 775踩: 71
【nhan dinh anh】Xử lý đồ điện tử bị ngấm nước
人参与 | 时间:2025-01-25 17:58:57
相关文章
- ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- Một cá nhân bị phạt 80 triệu đồng do vi phạm Luật Chứng khoán
- Vụ kết tội ông Trump kích hoạt ‘nội chiến’ trong đảng Cộng hòa?
- Ukraine tập kích hệ thống phòng không ở Crưm, Nga kiểm soát làng ở Donetsk
- Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- Mỹ điều tàu theo dõi chiến hạm, tàu ngầm hạt nhân Nga ở ngoài khơi Cuba
- Dấu hiệu Biển Đỏ còn tiếp tục 'dậy sóng'
- IDF tấn công phòng chỉ huy Hamas ở Gaza, Houthi bắt nhân viên LHQ
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Chân dung ông Jordan Bardella có thể trở thành Thủ tướng Pháp
评论专区