Học sinh tự ôn tập,ểnsinhvàolớpKhôngcăngthẳngkhihọcsinhchọntrườngnghềhợplýkết qua laliga chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 công lập Tỷ lệ “chọi” cao nhất là 1,6 Toàn thành phố có khoảng trên 5.100 học sinh đăng ký thi tuyển kết hợp với xét tuyển vào lớp 10. Năm học 2019 -2020, chỉ tiêu học sinh vào lớp 10 công lập ở Huế dao động từ 75% đến 80%. Nghĩa là, còn khoảng trên 1.240 học sinh sẽ theo học các trường bổ túc, học nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp... Đây được xem là con số hợp lý. Chỉ tiêu vào lớp 10 ở các trường có giảm nhưng không khiến học sinh âu lo. Theo cách nói của nhiều người, “đâu vẫn vào đấy” khi lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh ít hơn so với năm ngoái. Có sự phân hóa khá rõ rệt sau khi học sinh kết thúc đăng ký nguyện vọng. Tỷ lệ “chọi” ở các trường cao nhất thường tương ứng khoảng 1,6. Học sinh giỏi tự tin đăng ký vào Trường THPT chuyên Quốc Học là chuyện đương nhiên. Học sinh có học lực giỏi hoặc khá, tâm lý thi cử ổn định sẽ không ngại ngần nộp hồ sơ vào Trường THPT Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ. Chỉ tiêu của hai trường này vẫn giữ nguyên với 616 em và số lượng đăng ký không cao so với các năm trước (trên 930 em). Nhiều em chọn nguyện vọng hợp sức mình hơn là theo mong muốn. Thế nên, ở các trường “tốp giữa”, như THPT Nguyễn Trường Tộ, Cao Thắng vẫn là đắn đo của nhiều học sinh. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ có chỉ tiêu 440 em nhưng chỉ có 509 em đăng ký, tương ứng tỷ lệ “chọi” khá dễ thở: 1,2. Còn Trường THPT Cao Thắng tỷ lệ chọi khoảng 1,3. Đổ dồn vào các trường “tốp dưới” vẫn là Trường THPT Bùi Thị Xuân. Nhiều em vẫn muốn lựa chọn an toàn nên chỉ tiêu đưa ra 616 thì có 732 học sinh đăng ký. Còn các trường THPT như Đặng Trần Côn, Thuận Hóa có số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn so với chỉ tiêu của nhà trường. Tuy nhiên, dự báo các trường này sẽ có số học sinh “khủng” đăng ký khi nguyện vọng 2 của các em sẽ đổ dồn vào đây. Với nhiều em, lần đầu tiên đến với trường thi nên muốn thử sức. Thế nên, vẫn còn tình trạng học sinh đăng ký vào một trường có chất lượng chỉ để thi cho biết. Chị Nguyễn Thị Mai, có con học lớp 9 Trường THCS Hùng Vương, cho hay: "Con tôi có học lực không tốt nhưng cháu vẫn muốn đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Nếu không trúng tuyển, tôi sẽ đăng ký cho con học nghề hoặc vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP. Huế ”. Theo cách lý giải của chị, vẫn muốn con thử sức, nếu kết quả không như ý sẽ chuyển hướng một cách phù hợp khi nhà trường đã làm công tác tư vấn cho các em. Tăng tốc ôn tập Đã đi thi thì có kẻ rớt người đậu, nên công việc còn lại của các trường hiện nay là ôn tập cho học sinh. Trên cơ sở thực hiện đầy đủ chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung dạy học đã được cập nhật, không còn gò bó trong sách giáo khoa hay trong giáo án như thời gian trước. Nhà trường cũng căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá để phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo cho các em có học lực yếu và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi để các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi. “Giáo viên toàn quyền chủ động về thời gian truyền đạt kiến thức để đảm bảo cho học sinh vừa sức tiếp thu. Giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, không còn phụ thuộc vào giáo án giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình”, cô giáo Nguyễn Thị Bích Loan, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Văn Đồng tiết lộ. Ông Nguyễn Tân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, các trường phải giúp học sinh đăng ký đúng năng lực để chọn trường phù hợp với khả năng các em. Công tác định hướng, phân luồng cũng cần được đẩy mạnh để học sinh có học lực trung bình trở xuống sớm có lựa chọn phù hợp. Có như vậy mới có thể giảm áp lực trong cuộc đua vào lớp 10 công lập. Thi tuyển và xét tuyển đồng loạt vào lớp 10 ở các trường trong thành phố được phụ huynh và học sinh hy vọng sẽ đảm bảo công bằng cho các em. Vấn đề là học trường nào cũng tốt cả, kể cả học nghề, miễn các em phải có động lực và mục tiêu học tập rõ ràng, phải hiểu được khả năng của bản thân để biết cách phát huy và khắc phục. Bài, ảnh: Huế Thu |