【kêt quả bóng đá anh】Mở rộng giám sát doanh nghiệp Nhà nước ở 3 tầng nấc
Giám sát tất cả các DN có vốn Nhà nước
Trước nay, Chính phủ đã có nhiều quy định để quản lý, giám sát về tài chính các DNNN, nhưng trong quá trình thực hiện bộc lộ nhiều hạn chế. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN và DN có vốn Nhà nước.
Theo đúng tên gọi của dự thảo Quy chế, ở đâu có vốn và tài sản của Nhà nước thì ở đó có hoạt động giám sát.
Với nhiều điểm mới, Quy chế giám sát sẽ giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN do Nhà nước là chủ sở hữu (100% vốn Nhà nước) và DN Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, DN có vốn Nhà nước đầu tư.
Đặc biệt, để DN hoạt động lành mạnh, hiệu quả, dự thảo Quy chế đưa ra 5 nội dung giám sát, gồm:Giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (Tình hình đầu tư tài sản tại doanh nghiệp; huy động vốn và sử dụng vốn huy động; đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả...); Giám sát tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; Giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; Giám sát tình hình thực hiện các chính sách đối với người lao động; Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng thực hiện các nội dung giám sát tài chính chung theo quy định tại Quy chế này và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giám sát từ chính DN
Cả nước hiện có 1.309 DN 100% vốn NN, trong đó 452 DN an ninh quốc phòng tham gia hoạt động công ích, 857 DN kinh doanh. Hiện nay, các tập đoàn, tổng công ty 91 nắm giữ 100% vốn điều lệ ở 232 DN, giữ trên 50% vốn điều lệ của 460 DN. (Thống kê của Vụ đổi mới DNNN, Văn phòng Chính phủ) |
Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước có quyền và trách nhiệm công khai số liệu tài chính bằng biện pháp phù hợp. Đây là điểm rất mới so với cơ chế giám sát hiện hành.
Dự thảo Quy chế quy định rõ: "Doanh nghiệp thực hiện việc công khai tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình quản trị của doanh nghiệp theo định kỳ 6 tháng, hàng năm.... Hàng năm, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp do mình làm chủ sở hữu tiến hành công bố kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp...
Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các báo cáo tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp, báo cáo tổng hợp đánh giá, phân loại doanh nghiệp, tiến hành công bố tình hình quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước".
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP.HCM) nhiều lần chất vấn trước Quốc hội đề nghị cần có cơ chế để các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện công khai, minh bạch tài chính như các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán.
Với quy định về tổ chức công khai thông tin trong dự thảo Quy chế sẽ góp phần làm công khai, minh bạch tình hình quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN, tiến tới thực hiện lộ trình để các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước công khai tài chính như các công ty đại chúng.
Các Tập đoàn, Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: 1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam; 2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; 4. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; 5. Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam; 6. Tập đoàn Dệt - May Việt Nam; 7. Tập đoàn Bưu chính Quân đội (Viettel); 8. Tập đoàn Sông Đà; 9. Tập đoàn kinh doanh phát triển nhà và đô thị; 10. Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam; 11. Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam; 12. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; 13. Tổng công ty Hàng không Việt Nam; 14. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; 15. Tổng công ty Xi măng Việt Nam; 16. Tổng công ty Thép Việt Nam; 17.Tổng công ty Lương thực miền Bắc; 18. Tổng công ty Lương thực miền Nam; 19. Tổng công ty Cà phê Việt Nam; 20. Tổng công ty Giấy Việt Nam; 21. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; 22. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. |
相关推荐
- Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- NA Standing Committee’s 35th session concludes
- Việt Nam drafts law to address issues in UN peacekeeping operations
- Top legislator visits Chương Thiện Victory historical site in Hậu Giang
- Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- Việt Nam promotes cooperation with WIPO
- Supreme audit agencies cooperate in preventing, combating corruption
- 600 delegates to take part in 4th World Conference of Vietnamese overseas