游客发表
Du khách trải nghiệm làm kẹo mè ở Thủy Biều
Cầm chừng và thiếu hiệu quả
Huế có nhiều điểm du lịch cộng đồng được du khách biết đến. Có thể “điểm mặt” như cầu ngói Thanh Toàn,ẩnbệnhchodulịchcộngđồmc tottenham Thủy Biều, thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi), làng cổ Phước Tích. Gần đây, một số mô hình mới được khởi động ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc. Đây là những sản phẩm được đánh giá hấp dẫn, đủ sức giữ chân du khách, hỗ trợ đắc lực cho du lịch văn hóa - di sản. Tuy nhiên, ngoài cầu ngói Thanh Toàn, hầu hết vẫn chưa mang lại thành công như kỳ vọng.
Mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan nhà vườn và cây thanh trà ở Thủy Biều được khởi động từ năm 2013, khi đó có 20 hộ tham gia. Điều thuận lợi cho Thủy Biều là chỉ cách trung tâm TP. Huế khoảng 5 km và những ngôi làng nơi đây vẫn giữ được nét truyền thống. Ngày đầu tháng 4, hỏi một số hộ dân, hầu hết đều lắc đầu, cho biết lượng khách quá ít, kéo theo thu nhập không ổn định. Nhiều hộ không còn tham gia hoạt động dù thỉnh thoảng khách vẫn có đến.
Dịch vụ ngâm chân thảo dược ở nhà ông Hồ Xuân Đài
Ở Thủy Biều, hiện chỉ hộ ông Hồ Xuân Đài là còn đón khách thường xuyên. Tháng ít cũng được khoảng 150 khách, tháng nhiều 300 - 400 khách. Ông Đài thật lòng rằng, gia đình ông đang sống “được” với du lịch, tuy nhiên, để quy mô hơn, mọi người cùng tham gia thì quả khó khăn. Gia đình ông đang cung cấp được 4 dịch vụ: tham quan nhà cổ, ăn trưa, ngâm chân, tham gia trải nghiệm làm kẹo mè. Thời gian để khách trải nghiệm hết 4 dịch vụ này chỉ trong 2 tiếng đồng hồ. Xung quanh không có thêm những dịch vụ khác, như trải nghiệm làm vườn, trồng cây hoa màu, homestay để ngủ qua đêm... Đơn điệu các dịch vụ, vì thế không thể giữ chân du khách lâu hơn.
Dịch vụ tham quan nhà vườn ở Kim Long từng là điểm nhấn cho du khách khi đến Huế. Nhưng hiện nay không khó để bắt gặp các nhà vườn để bảng ở ngoài cổng với câu “chủ nhà đi vắng, xin quý khách thông cảm”. Một số nhà vườn là nơi thờ tự, nhiều hộ không muốn khách vào làm ồn nơi tôn kính của gia đình. Lý do khác, nếu biết được nhiều người chắc chắn sẽ thất vọng với một số doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch. Chuyện là, khi “bắt tay” với các chủ nhà vườn, doanh nghiệp cam kết sẽ trả kinh phí hoạt động cho người dân dựa trên đầu khách. Sự thỏa thuận ban đầu có hiệu quả, một thời gian sau, doanh nghiệp đưa khách đến nhưng lại không gửi lại tiền. Người dân mở cửa cho khách vào tham quan, tốn thời gian đón tiếp, thêm cả kinh phí cho nước trà, mứt gừng… nhưng chẳng thu được gì. Dần dà người dân không muốn hợp tác và đóng cửa.
Các làng quê ở Huế có sức hút lớn với du khách
Ở làng cổ Phước Tích, du lịch cộng đồng cũng không đạt hiệu quả dù nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển. Khoảng cách 40km so với TP. Huế được xem là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp khó đưa tour tuyến về. Song có một nguyên nhân khác dẫn đến việc “bể” tour là để cạnh tranh và thu hút khách, một số doanh nghiệp sao chép ý tưởng, sau đó hạ giá tour. Khi hạ giá thì bắt buộc các chi phí cho dịch vụ thấp, làm cho nguồn thu của người dân ít đi… dẫn đến người dân không trau chuốt các dịch vụ. Mất uy tín, khách hàng phàn nàn và ít đặt tour. Vòng luẩn quẩn cứ thế diễn ra suốt nhiều năm qua, đến nay vẫn chưa có lời giải hay.
Bên nào cũng phải có trách nhiệm
Đối với du lịch cộng đồng, sự gắn kết giữa bộ ba nhà nước - doanh nghiệp - người dân được ví như kiềng ba chân. Thực tế ở một số mô hình, sự gắn kết này đang tồn tại nhiều vấn đề, cần được đưa ra mổ xẻ, tìm lời giải.
Đối với người dân, ý thức trong việc làm du lịch cần được thay đổi. Tham gia phục vụ du lịch là nhằm cải thiện sinh kế, chứ không hoàn toàn sống bằng du lịch. Chưa xác định đúng, nhiều người đã chuyển hẳn sang làm nghề du lịch. Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm phục vụ, dẫn đến thiếu hiệu quả. Ngoài ra, một số người dân còn quá “ham” khi phục vụ khách. Ông Hồ Xuân Đài cho biết, nhiều hộ dân trong làng khi có đoàn khách lớn đến thì mới đón tiếp, phục vụ tận tình. Khi chỉ có vài khách lẻ đến, cho rằng không thu được bao nhiêu nên không phục vụ, để lại cảm tình không tốt trong lòng du khách. Để khắc phục, thiết nghĩ ngành du lịch cần phối hợp với các địa phương tăng cường mở các lớp tập huấn cho người dân. Đây là điều đang còn thiếu thời gian qua.
Về phía doanh nghiệp, khi đưa khách đến tham gia du lịch cộng đồng nên tuân thủ “luật chơi” sòng phẳng, không nên làm mất quyền lợi của người dân. Ông Trần Viết Lực, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Du lịch cho hay, khi hợp tác, người dân nên yêu cầu phía doanh nghiệp có cam kết bằng những hợp đồng cụ thể. Người dân cũng có thể giữ lại những bằng chứng không giữ lời của doanh nghiệp, sau đó có thể phản ánh đến Sở Du lịch để có thể can thiệp, khắc phục.
Ở một khía cạnh khác, khi thuê hướng dẫn viên, các doanh nghiệp nên có sự chọn lọc. Đa số vi phạm thỏa thuận là do phía hướng dẫn viên. Vừa qua, một doanh nghiệp buộc phải đền bù hợp đồng với khách. Lý do là trong lịch trình tour, hướng dẫn viễn đã dẫn khách vào một nhà vườn khác và sử sụng các dịch vụ ở đó để được phần trăm lớn hơn.
Ở Thủy Biều, con đường dẫn vào các hộ phục vụ du khách hiện không có điện đường, trời mưa to nước có thể ngập lên đến đầu gối. Khắc phục những tồn tại này và quy hoạch tạo thêm một số dịch vụ mới là nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Bởi thế, vai trò của chính quyền địa phương cần được thể hiện nhiều hơn. Chính cơ quan quản lý Nhà nước mới đủ uy tín để kết nối, mời gọi doanh nghiệp đến khảo sát đầu tư và đưa khách về. Cơ quan quản lý cũng là người "cầm cân", kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những vướng mắc cho người dân.
Bài, ảnh:ĐỨC QUANG
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接